Khám phá

Món ăn đặc biệt hoàng hậu phải ăn trước khi động phòng với hoàng thượng, nghe tên biết ngay ý nghĩa

Không chỉ thực hiện nhiều nghi thức trang trọng, hoàng hậu thời xưa còn phải ăn một món ăn vô cùng đặc biệt trước khi động phòng với hoàng thượng.

Bắt được cá có hàm răng giống người ở Oklahoma / Bí mật loại dưa hấu thượng hạng xuất hiện từ 100 năm trước

Ảnh minh họa.

Hôn lễ trong xã hội phong kiến Trung Quốc xưa vốn đã phức tạp mà đối với nghi lễ cưới hỏi của hoàng thượng và hoàng hậu lại còn cầu kì gấp bội phần. Nếu người thường có "lục lễ" (6 lễ): Nạp thái (đưa lễ vật ăn hỏi), vấn danh (hỏi tên), bói tử vi (đưa lá số tử vi của cô dâu chú rể tới miếu tổ tiên để bói xem có hợp nhau hay không),nạp chính (nộp tiền), cáo kỳ (chọn ngày) và thân nghênh (đón dâu) thì đám cưới của người đứng đầu nước sẽ có nhiều điểm khác biệt và trang trọng hơn.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, gia đình có con gái được chọn làm hoàng hậu sẽ được thưởng nhiều lễ vật quý hiếm, có thể là là vàng bạc, châu báu, lụa là gấm vóc,... Ví dụ như Hán Hằng đế Lưu Chí khi chọn con gái của Lương Ký làm hoàng hậu đã đưa lễ vật ăn hỏi là 20.000 lượng vàng, hàng chục xấp lụa là gấm vóc hàng hiếm. Dù hoàng thượng không thân chinh đi đón dâu như nhiều "chú rể" khác nhưng kiệu hoa của hoàng hậu sẽ được rước từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn tới tận hậu cung trong khi các phi tần khác phải tiến vào hậu cung qua Thần Vũ Môn - cửa sau của Tử Cấm Thành.

Nơi động phòng của hoàng đế không cố định nhưng luôn được trang hoàng xa hoa một cách đặc biệt. Ngoài dán chữ song hỷ và câu đối chúc mừng quanh phòng thì trên giường tân hôn sẽ có một bộ chăn đệm màu đỏ “bách tử” thêu hình một đứa trẻ thần thái phi phàm với mong muốn “đông con nhiều phúc”. Đáng chú ý, trước khi hoàng hậu động phòng với hoàng thượng sẽ phải ăn một món vô cùng đặc biệt có tên là "tử tôn thịnh vượng".

Ảnh minh họa.

Món ăn này khá giống với sủi cảo, tuy nhiên phần nhân được làm từ đậu đỏ, đậu phộng, chà là đỏ..., nói chung là những nguyên liệu màu đỏ. Sau khi được gói gọn gàng sẽ được hấp lên đến khi mọi thứ chín một nửa thì mang ra. Đúng như cái tên của mình, Bánh "tử tôn thịnh vượng" hàm chứa ý nghĩa hoàng hậu sớm sinh hoàng tử để kế thừa đại nghiệp. Ngày này, hầu như không còn nơi đâu ăn món bánh "tử tôn thịnh vượng" này nữa. Nguyên nhân chủ yếu là vì nó quá... khó ăn khi mọi nguyên liệu của bánh chỉ chín một nửa.

- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm