Món ăn được Chu Nguyên Chương ban tặng khiến ai cũng khóc nghẹn
Dâng cháo phục vụ Chu Nguyên Chương duyệt tấu sớ lúc nửa đêm, cung nữ không ngờ mất mạng: Lý do xuất phát từ 1 "căn bệnh" đáng sợ / Bí ẩn trong ngôi mộ cháu trai 10 đời của Chu Nguyên Chương: Lịch sử nhà Thanh phải viết lại!
Tranh vẽChu Nguyên Chương |
Chu Nguyên Chương (1328 - 1398) sinh ra trong một gia đình bần nông ở Tứ Châu (nay là huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô). Bố mẹ ông có 8 người con nhưng 2 người không may chết yểu, còn 4 nam 2 nữ. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trùng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có. Mãi đến sau khi gia nhập nghĩa quân Quách Tử Hưng, ông mới lấy tên là Chu Nguyên Chương, tên chữ là Quốc Thụy.
Năm 16 tuổi, Chu Nguyên Chương đi chăn gia súc thuê nhưng không lâu sau đã bị chủ đuổi vì dám lén thui một con gia súc trong đàn để ăn. Cũng cùng năm đó, một bệnh dịch đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ và anh chị của ông, khiến ông phải tá túc làm sư trong một ngôi chùa.
Tuy nhiên, do chùa cũng không thể nuôi hết các sư nên Chu Nguyên Chương phải rời chùa, đi khất thực kiếm cơm trong vòng 3 năm. Sau đó, ông lại trở về chùa làm sư trong 3 năm nữa và trong thời gian này ông mới bắt đầu học đọc và viết.
Năm 1352, Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân.
Sau đó, từ kẻ vô danh tiểu tốt, Chu Nguyên Chương đã trở thành người đứng đầu quân doanh, xuất quân Bắc phạt, đánh chiếm được nhiều vùng rộng lớn.
Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, khai quốc vương triều nhà Minh. Cùng năm đó, ông công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Ông được coi là một trong những vị Hoàng đế có xuất thân thấp kém nhất trong lịch sử Trung Hoa, cai trị từ năm 1368 đến 1398.
Tương truyền, thuở hàn vi, khi còn đi khất thực (ăn mày), do nạn đói hoành hành, Chu Nguyên Chương thường xuyên phải nhịn đói vì cả ngày không xin được miếng ăn nào. Thậm chí, có lần 3 ngày ông không xin nổi một miếng ăn. Do quá đói, ông lả đi, nằm ở giữa đường.
May mắn, một bà lão đi ngang qua thấy thương tình liền đưa ông về nhà. Bà lão lấy miếng đậu phụ duy nhất còn sót lại trong nhà và một nhúm rau cùng chút cơm thừa nấu cho Chu Nguyên Chương ăn.
Chu Nguyên Chương ăn xong, tỉnh táo lại, tinh thần cũng phấn chấn hơn. Ông bèn hỏi bà lão xem vừa nãy bà cho mình ăn cái gì. Bà lão đã nói đùa rằng đấy là "canh trân châu phỉ thúy bạch ngọc".
Sau này, khi đã trở thành hoàng đế, một lần Chu Nguyên Chương ốm nặng, các món ngon nhất trong thiên hạ cũng không vừa miệng ông. Ông lại nhớ đến món "canh trân châu phỉ thúy bạch ngọc" từng được bà lão nấu cho ăn ngày xưa. Chu Nguyên Chương vội sai đầu bếp hoàng gia nấu món canh này nhưng người này không biết cách nấu, khiến ông tức giận.
Sau đó, Chu Nguyên Chương tiếp tục yêu cầu đầu bếp từ quê nhà nấu món canh này. Một người đầu bếp rất thông minh, hiểu được xuất thân nghèo khó của Chu Nguyên Chương, nên đã dùng cải trắng làm trân châu, rau chân vịt làm phỉ thúy, đậu phụ làm bạch ngọc, nước hầm xương cá để nấu món "canh trân châu phỉ thúy bạch ngọc" dâng lên cho hoàng đế. Chu Nguyên Chương ăn thấy ngon, giống vị món canh ngày xưa bà lão nấu cho ông, bèn ra lệnh ban thưởng hậu hĩnh cho đầu bếp.
Sau đó, Chu Nguyên Chương thường xuyên ăn "canh trân châu phỉ thúy bạch ngọc". Ông thậm chí còn ban món canh này cho quần thần, phi tần cùng thái giám trong cung ăn.
Các phi tần, thái giám trong cung thường được Chu Nguyên Chương ban cho món canh này, nhiều người cảm thấy ai oán nhưng chỉ biết khóc thầm, ngậm ngùi ăn chứ không dám trái ý vua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo