Môn phái bí ẩn nhất truyện Kim Dung: Cả võ lâm căm ghét, đi đâu cũng bị truy sát, đến Hoàng Đế cũng ra lệnh đàn áp
Triệu Lệ Dĩnh treo mình trên cao ở phim trường / Cảnh Điềm và loạt mỹ nhân Hoa ngữ bị gán mác 'thuốc độc phòng vé'
Bị cả giang hồ, võ lâm coi là đại họa, một lịch sử đầy những gian truân
Xuất hiện trong một số bộ tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung, Minh Giáo được biết tới là môn phái có gốc gác từ Ba Tư, khác biệt hoàn toàn so với võ lâm Trung Nguyên lúc bấy giờ. Đệ tử của Minh Giáo cũng được tu luyện theo nhiều cách thức thần bí, có tính thiên biến vạn hóa, khiến đối phương khi chạm trán khó lòng mà nắm bắt được.
Chính vì luôn đứng ở thế trung lập, chẳng màng tới chính sự, nhiều khi Minh Giáo lại bị cho là bí hiểm, là luôn chất chứa những kẻ xấu. Họ chẳng động tâm tới sự đời và chỉ hành động khi thật sự cần kíp, cũng nhất quyết tuyệt giao với các môn phái khác trong giang hồ. Thành ra, ở trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Minh Giáo còn bị coi là tà phái, là đại địch của toàn võ lâm…
Minh Giáo bị cả võ lâm thù địch trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Ở trong một bộ tiểu thuyết khác của Kim Dung - Tiếu Ngạo Giang Hồ, hình bóng của Minh Giáo lại một lần nữa được tái hiện thông qua Nhật Nguyệt Thần Giáo. Bởi lẽ, chữ Nhật và chữ Nguyệt ghép thành chữ Minh trong tiếng Hán, đồng thời, các chức vị như Quang Minh Tả Sức vẫn được giữ nguyên. Dù tập hợp được nhiều nhân tài, kỳ nhân dị sĩ nhưng Nhật Nguyệt Thần Giáo cũng như Minh Giáo, bị coi là tà phái (hoặc ma giáo).
Sang đến Tiếu Ngạo Giang Hồ, dù đã "đổi tên" thành Nhật Nguyệt Thần Giáo, số phận vẫn không khá khẩm hơn là bao...
Trên thực tế, Minh Giáo (hay Mani Giáo) là một tôn giáo cổ có thật ở ngoài đời. Nó được truyền sang Trung Quốc và được Võ Tắc Thiên công nhận vào những năm 694, phát triển cực thịnh vào thời nhà Đường. Từ đó, Minh giáo truyền đi khắp các châu thuộc miền Nam Trung Hoa như Kinh Châu, Dương Châu, Hồng Châu... Minh giáo có ảnh hưởng từ dân chúng đến đại sĩ phu.
Minh Giáo (Mani Giáo) là một tôn giáo có thật trong lịch sử
Sau này, khi có chính sách "không làm ô tạp văn hóa Trung Nguyên", triều đình đã mạnh tay hơn với các tôn giáo ngoại lai, đặc biệt, do được coi là một nhánh của Phật Giáo nên Minh Giáo cũng bị đàn áp đến mức phải lui về hoạt động bí mật. Thậm chí, cũng trong quá trình truy sát, nhiều lời đồn đại không rõ căn cứ đã quy buộc tiếng xấu cho Minh Giáo, biến chữ Ma trong Mani thành ma trong tà ma. Thành ra, dù ở trong truyện hay ngoài đời, môn phái có lịch sử lâu đời vẫn phải chịu nhiều tai tiếng đầy khó khăn.
Quang Minh Đỉnh, nơi cả giang hồ võ lâm cùng tụ hội
Đến cuối thời Nguyên, Minh Giáo đã hợp nhất với Bạch Liên Giáo và Di Dặc Giáo để hình thành phong trào khởi nghĩa Khăn Đỏ ở miền Bắc Trung Quốc. Mặc dù vậy, đến khi thủ lĩnh của toàn bộ nghĩa quân là Hàn Lâm Nhi được lên ngôi, các thế lực tự xưng vương khác lại phát triển mạnh mẽ hơn cả. Trong số đó không thể không nhắc tới Chu Nguyên Chương, người sau này đã đặt ra quốc hiệu Đại Minh. Không có bằng chứng nào về việc làm này liên quan gì tới Minh Giáo hay không nhưng một điều chắc chắn là môn phái này đã đóng góp lực lượng không nhỏ trong nghĩa quân.
Chu Nguyên Chương cũng từng là giáo đồ Minh Giáo?
Đắng lòng thay, sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương cũng chính là người hạ chiếu cấm giáo đối với Minh Giáo và Bạch Liên Giáo. Công cuộc đàn áp các giáo phái lại trỗi dậy đầy khốc liệt. Minh Giáo một lần nữa phải sống lay lắt, bị cho là tà giáo. Tới thời nhà Thanh, số phận của môn phái này đã lụi tàn, hoàn toàn kết thúc.
Đến thời nhà Thanh, Minh Giáo chính thức lụi tàn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán