Khám phá

Một góc nhìn y học thú vị về tượng David

Một bác sĩ người Mỹ đã có phát hiện thú vị mà ít ai trong chúng ta để ý về tượng David - kiệt tác điêu khắc thời Phục Hưng, khắc họa hình ảnh vua David tại thời điểm chuẩn bị chiến đấu với Quái vật Goliath.

Bài học từ Tam Quốc: Tuổi trẻ nhìn xa, tuổi trung niên trông rộng, về già thấy mà "như không" / Thí nghiệm kỳ lạ trong hang động khiến nhân loại phải thay đổi lại cách nhìn nhận về đồng hồ sinh học trong cơ thể con người

Theo nguyên lý sinh học con người, đường tĩnh mạch ở cổ sẽ không hiện lên rõ trừ khi cơ thể đang gặp phản ứng kích thích hoặc có bệnh.
Tuy nhiên, trong kiệt tác của mình, Michaelangelo đã khắc họa hình ảnh vua David với đường tĩnh mạch hiện rõ trên cổ nhằm thể hiện tư thế sẵn sàng chiến đấu với tử thù là quái vật Goliath.
Tượng David. Nguồn ảnh: medicalxpress
Thông thường, chứng giãn tĩnh mạch xảy ra khi mắc các bệnh như tăng áp lực hoặc rối loạn chức năng tim. Tuy nhiên, xét trên bối cảnh của tác phẩm, chàng David đang trong trạng thái thể chất rất tốt. Do đó, mạch máu nổi lên không phải do bệnh mà là do cơ thể đang trong trạng thái kích thích tạm thời – một biểu hiện sẵn sàng chiến đấu.
Dù biết rằng Michelangelo, cũng như các nghệ sĩ cùng thời, đã được đào tạo về giải phẫu học, bác sĩ Daniel Gelfman – người nêu ra phát hiện thú vị trên, vẫn không khỏi ấn tượng bởi óc quan sát tỉ mỉ của người nghệ sĩ trong thời kỳ kiến thức về y học vẫn còn rất hạn chế. Đặc biệt, Michaelangelo đã áp dụng hiện tượng này trước khi nó được ngành y học phát hiện và ghi nhận hơn cả một thế kỷ.
"Vào thời điểm David được tạo ra - 1504, [nhà giải phẫu học và bác sĩ] William Harvey vẫn chưa mô tả được cơ chế của hệ thống tuần hoàn, cho đến tận năm năm 1628", Gelfman cho biết.
Tuy nhiên, nhờ năng lực quan sát tinh tường, Michelangelo đã tự mình phát hiện ra những thay đổi rất nhỏ về mặt giải phẫu học và thể hiện không chỉ trong một tác phẩm. Những chi tiết nhỏ như tĩnh mạch cũng được ông thể hiện chính xác trong tượng Moses tại lăng Giáo hoàng Julius II, Roma và Chúa Jesus trong bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi.
Phát hiện của Gelfman không chỉ đem lại hiểu biết thú vị về bức tượng mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng chẩn đoán bằng quan sát bệnh nhân.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm