Một ngày thử ‘sống chậm’ ở cổ trấn bình yên giữa lòng Hà Nội
Thăm ngôi làng cổ Hallstatt - Di sản văn hóa 7.000 năm của nước Áo / Ngôi làng bỏ hoang gây ấn tượng ở Trung Quốc
Đường Lâm - Cổ trấn bình yên đầy hoài niệm
Trực thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội chỉ 40 – 50 km về phía Đông. Đường Lâm là ngôi làng cổ đầu tiên được Nhà nước Việt Nam trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Xét về khía cạnh bảo tồn lịch sử văn hóa nghệ thuật cũng như quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau Phố cổ Hội An và Phố cổ Hà Nội.
Xã Đường Lâm gồm 6 làng.
Đến với Làng cổ Đường Lâm bạn sẽ thấy được hầu hết các nét đặc trưng của một ngôi làng xưa. Với cây đa, giếng nước, sân đình, chùa miếu, đường làng quanh co, ngõ nhỏ, những ngôi nhà gỗ cổ, những bức tường được xây bằng gạch đỏ hoặc trát bùn xưa… làng cổ Đường Lâm hiện lên giữa thời kỳ hiện đại hóa của đất nước như một cổ trấn đầy hoài niệm và yên bình.
(Ảnh: Nina May)
Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.
(Ảnh: thedoortour)
Có gì ở làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm có tất cả 956 ngôi nhà cổ được xây dựng từ những năm 1649. Các ngôi nhà ở đây đều được xây 5 gian hay 7 gian bằng các vật liệu truyền thống như gỗ xoan, tre nứa, gạch đất nung, ngói, đá ong, đất nện hay mùn cưa… Khuôn viên các ngôi nhà đều rộng rãi và phân thành nhiều khu: nhà chính, nhà ngang, sân, bếp, vườn, giếng nước, chuồng trại, cây rơm, cổng có mái che…
Vẻ quyến rũ dễ nhận thấy nhất ở Đường Lâm là những ngôi nhà được xây dựng bằng những nguyên liệu đặc biệt: đá ong. Hầu như ở tất cả các công trình kiến trúc gắn với đời sống của người dân Đường Lâm đều có sự hiện diện của đá ong, bùn ao.
(Ảnh: min.vitaminsea)
Đến Đường Lâm, bạn sẽ được tham quan một số địa điểm: Cổng làng Mông Phụ, Đình làng Mông Phụ, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh,... Tại làng cổ Đường Lâm còn có rất nhiều giếng cổ. Cũng như Đình làng, Giếng nước được coi là linh hồn của nhiều làng quê Việt Nam.
(Ảnh: Nina May)
Kinh nghiệm tham quan làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm thích hợp để ghé thăm vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên nếu để thấy hết được vẻ đẹp thôn quê Việt Nam thời xưa thì bạn nên chọn đi vào mùa lúa chín khoảng tháng 5, tháng 6 hoặc mùa lễ hội vào tháng 1 âm lịch hàng năm.
Tham quan Đường Lâm thích hợp nhất là đi bộ hoặc đi xe đạp vì bạn có thể đi vào từng ngõ ngách của làng mà không phá vỡ sự tĩnh lặng, yên bình của những ngôi nhà cổ nơi đây.
(Ảnh: @milesofsmiles)
(Ảnh: hathuuuuu_97)
(Ảnh: @mailinh.m)
Khi vào tham quan các nhà cổ, các bạn nhớ chào những người trong gia đình, xin phép một cách lịch sự, họ sẽ rất nhiệt tình đón tiếp các bạn. Nếu muốn mua gì làm quà cho người ở nhà thì các bạn có thể mua ngay ở những gia đình này thay vì ngoài chợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới