Một nhóm công nhân phát hiện hang động lớn, dùng máy xúc đào suốt 5 ngày đêm, kho báu 10 nghìn tỷ lần đầu được tìm thấy
Loài chó 'quý tộc' thông minh nhất thế giới, khả năng ghi nhớ ‘đáng gờm’, con đắt nhất có giá lên đến 300 triệu / Khung cảnh ngoạn mục về các tinh vân và thiên hà xa xôi từ kính viễn vọng không gian Euclid
Theo đó, vào năm 1993, tại dự án xây dựng trong khu thương mại ở Bành Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc, trong khi đang đào mương thoát nước, một công nhân máy xúc phát hiện điều bất thường dưới lòng đất. Anh cho biết như thể phía dưới có thứ gì đó rất cứng và nặng khiến máy xúc không thể đào sâu xuống được. Lập tức, người đàn ông này liên hệ với đội quản lý để báo cáo tình hình.
Sau khi nhận được chỉ đạo của lãnh đạo, đội công nhân 5 người mất 5 ngày đêm để dùng máy xúc đào xung quanh khu vực này nhằm làm lộ ra vật cứng. Không ngoài dự đoán đó chính là một phiến đá có kích thước vô cùng lớn.
Khu vực phát hiện hang động chứa kho báu 10 nghìn tỷ
Tuy nhiên, theo lời của những nhân chứng tại hiện trường, đây không phải là phiến đá thông thường. Bề mặt của nó được đục đẽo tỉ mỉ với những hoa văn, họa tiết vô cùng tinh xảo.
Chính những đặc điểm này khiến tất cả mọi người ở đó càng nghi ngờ rằng phía sau tấm đá có điều gì đó được cất giấu. Người quản lý tiếp tục huy động thêm hàng chục công nhân có mặt để hợp sức nhằm kèo phiến đá lên. Sau nhiều cố gắng của hơn 20 người, tấm đá cuối cùng cũng dịch chuyển. Ở thời điểm đó, trời cũng đã tối nên mọi người chỉ thấy một hang sâu tối om lộ ra. Những người công nhân tiếp tục dùng đèn pin rọi vào. Lúc này những tia sáng màu vàng, màu bạc lóe lên. Một số công nhân khác cũng tự lấy ra chiếc đèn pin của mình để chiếu vào. Hàng loạt những đồ vật được làm từ vàng, bạc bao gồm xoong chảo, chân đèn, bình hoa dần lộ ra.
Lối vào hang động, nơi dẫn tới kho báu khổng lồ
Vào thời điểm đó, những người tham gia xây dựng tại công trường đều là nông dân địa phương. Có lẽ, họ chưa bao giờ nghe nói đến số lượng vàng bạc nhiều đến thế chứ đừng nghĩ đến việc tận mắt nhìn thấy.
Sau khi trưởng dự án có mặt và nắm được tình hình, ông yêu cầu người phụ trách báo cáo với chính quyền địa phương. Ngay khi nhận được thông tin, các nhà khảo cổ thuộc Sở di tích văn hóa thành phố đã có mặt để làm việc. Đồng thời, cảnh sát cũng đến nhằm phong tỏa và bảo vệ toàn bộ khu vực này.
Theo như các chuyên gia, trước đó, tại thành phố Bành Châu, họ chưa từng phát hiện lượng kho báu lớn như vậy. Đây hoàn toàn là một chiếc hang được đào để cất giấu số lượng vàng bạc khổng lồ chứ không phải khu mộ cổ của vua chúa nào.
Sau khi đo đạc, họ ước tính, chiếc hang này sâu khoảng 2m, đáy và toàn bộ tường hầm được làm bằng đá nguyên khối có kết cấu đặc biệt. Có thể, trước đây, số lượng vàng bạc được đựng cẩn thận bên trong những túi lụa. Song do thời gian, những túi vải đó đã bị mục nát, không còn nguyên vẹn, để lộ ra những món đồ quý giá này.
Mất khoảng 3 ngày khai quật, các chuyên gia xác định dưới hầm có tổng cộng 351 món cổ vật. Trong đó, 343 hiện vật được xác định về hình dáng. 27 món đồ bằng vàng, còn lại được làm bằng bạc. Những món đồ được khai quật chủ yếu là đĩa, đèn, bát, chậu và chai. Các chuyên gia ước tính, số lượng cổ vật này có giá trị khoảng 3 tỷ NDT (khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng).
Một số cổ vật bằng vàng quý giá được tìm thấy trong hang động
Theo mô tả của tờ Sohu, những món đồ được tìm thấy không chỉ có hình dáng phức tạp mà còn có hoa văn họa tiết vô cùng tinh xảo. Chúng có thể được sản xuất từ thời nhà Tống. Dựa theo những dấu mốc của thời gian, các chuyên gia suy đoán tầng hầm này là của 1 gia đình giàu có người địa phương. Họ dựng lên để cất giữ tài sản nhằm tránh bị mất do chiến tranh ở giai đoạn đó.
Sau khi nghe được những thông tin này, các chuyên gia khuyên người phụ trách công trình nên bàn giao toàn bộ số cổ vật này cho chính quyền. Bởi những món đồ này sẽ hỗ trợ rất lớn trong công tác nghiên cứu văn hóa sau này.
Không chút lăn tăn, lãnh đạo công trình quyết định bàn giao toàn bộ số cổ vật này cho chính quyền. Để biểu dương việc làm này, địa phương đã trao tặng phần thưởng và giấy chứng nhận cho sự đóng góp của phía công trường trong việc tìm và phát hiện những báu vật quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ