Khám phá

Một trong những hồ nước lớn nhất Trái Đất đang "teo nhỏ" nghiêm trọng

Hồ Muối Lớn ở Mỹ đã liên tục chạm mực nước thấp kỷ lục.

Hồ nước ‘chấm bi’ độc đáo được ví như sao Hỏa trên Trái đất / 'Kỳ quan thiên nhiên thứ 8': Hồ nước nóng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh

Trong năm qua, Hồ Muối Lớn (Great Salt Lake) ở phía bắc tiểu bangUtah, Mỹ, đã liên tục chạm mực nước thấp kỷ lục. Đầu tháng này, mực nước hồ đạt độ cao trung bình 4.190 feet (1.277 mét) so với mực nước biển - mức thấp nhất từ trước đến nay.

USGS (Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ) cho biết Hồ Muối Lớn lúc này chỉ còn lại một phần tư dung tích kể từ thời điểm mực nước cao nhất vào cuối những năm 1980. Gần một nửa diện tích bề mặt của nó giờ đây cũng đã biến mất, khiến lòng hồ 2.000 km vuông tiếp xúc với các nguyên tố bên ngoài.

Hồ Muối Lớn đã rơi vào tình trạng cạn kiện trong vài thập kỷ qua do sử dụng quá mức và hạn hán. Nhìn chung, hồ đã giảm tổng cộng 3,3 m nước kể từ lần đầu tiên được đo vào những năm 1870. Hồ khá nông, nơi sâu nhất chỉ 10 m, do đó mực nước có thể tăng và giảm đột ngột giữa các năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 hồ liên tục giảm mực nước, cho thấy một bức tranh rõ ràng về tình trạng khan hiếm nước.

Tình hình của hồ trong tháng này thậm chí còn tồi tệ so với những năm gần đây. Ảnh gif bên dưới cho thấy sự khác biệt giữa tháng 7 năm 2019 — khi mực nước hồ dao động quanh mức 1.278,3 m — và đầu tháng này 1.277 m so với mực nước biển; thậm chí chỉ cần chênh lệch hơn 1m cũng có thể tạo ra những thay đổi rõ rệt.

Một trong những hồ nước lớn nhất Trái Đất đang "teo nhỏ" nghiêm trọng - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Thậm chí, tình hình còn đáng lo ngại hơn khi xem sự thay đổi từ năm 1985 đến 2021, thời điểm hồ đạt mức thấp kỷ lục cũ là 4.191,3 feet. Vào năm 1985, mực nước hồ đạt độ cao trung bình 4.211,65 feet (1.283,7 mét) so với mực nước biển, là một trong những năm mực nước cao nhất.

Hồ cạn kiệt gây ra hậu quả lớn đối với cả môi trường và nền kinh tế của Utah. Hồ Muối Lớn mang lại khoảng 1,3 tỷ USD mỗi năm, từ cả du lịch cũng như các ngành công nghiệp như nuôi tôm và khai thác muối. Hồ cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã, từ thực vật phù du đến hàng trăm nghìn loài chim. Trong khi đó, lòng hồ tiếp xúc không khí do nước rút sẽ tạo ra một lớp bụi mang đến hàng loạt vấn đề, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, góp phần gây ô nhiễm không khí và khiến tuyết tan nhanh hơn.

Tình hình tại Hồ Muối Lớn nghiêm trọng đến mức các nhà lập pháp vào tháng 5 đã đồng ý xem xét một số giải pháp mạnh để giữ nước trong hồ — bao gồm cả đường ống dẫn nước biển từ Thái Bình Dương cách đó hàng trăm km.

Đây là hồ nước mặn rộng nhất của Tây Bán Cầu, rộng thứ 4 trong các hồ kín trên thế giới, và là hồ rộng thứ 37 trên Trái Đất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm