Khám phá

Mười năm sau vụ rò rỉ hạt nhân, "cá nhiễm phóng xạ" lại xuất hiện ở Fukushima

Kể từ khi nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima bị rò rỉ vào năm 2011, cá nhiễm phóng xạ vẫn được đánh bắt hết lần này đến lần khác ở vùng biển Fukushima.

Báo đốm đoạt mạng cá sấu dài hơn 3m ngoạn mục / Khoảnh khắc ấn tượng: Gấu cõng con, đại bàng ăn thịt cá sấu

Đã 10 năm kể từ khi vụ thảm họa hạt nhân ở Fukushima xảy ra vào năm 2011, nhưng tác động của vụ tai nạn đối với Nhật Bản vẫn còn tiếp tục. Để khuyến khích người dân quay trở lại nơi đây, chính phủ Nhật Bản đưa ra chính sách khen thưởng, chỉ cần chuyển đến Fukushima là có thể nhận được tiền thưởng, nhưng dù vậy vẫn không khơi dậy được sự quan tâm của người dân đối với Fukushima.

Trên thực tế, trong tâm trí của hầu hết người dân Nhật Bản, hình ảnh về Fukushima gắn liền với phóng xạ hạt nhân, và nó gần như không thể thay đổi. Vào cuối tháng 11/2020, một báo cáo khảo sát sức khỏe người dân do Nhật Bản công bố cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở thanh thiếu niên ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản đã tăng 118 lần trong những năm gần đây, tức là cứ một triệu người thì có 236 thanh thiếu niên Nhật Bản mắc bệnh ung thư.

Mười năm sau vụ rò rỉ hạt nhân, "cá nhiễm phóng xạ" lại xuất hiện ở Fukushima ảnh 1
Nhật phát hiện cá nhiễm phóng xạ ở Fukushima. Ảnh: Sohu.

Gần đây, Hiệp hội Nghề cá tỉnh Fukushima gần đây đã đánh bắt được cá vược chứa Cesium cách biển 8,8 km trong một cuộc đánh bắt thử nghiệm cá xa bờ. Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện chất phóng xạ trong cá vượt tiêu chuẩn gấp 5 lần, đây là mức rất nghiêm trọng.

Hiện việc kinh doanh loại cá biển này đã tạm dừng nhưng điều đáng lo ngại là trước đó đã có bao nhiêu loại cá nhiễm độc vào chợ? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự ăn phải cá bị ô nhiễm?

Hải sản nhiễm phóng xạ hạt nhân

Chúng ta có thể bắt đầu với sự cố Chernobyl để xem điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tiếp xúc trực tiếp với bức xạ. Trước hết, tác hại cụ thể do bức xạ gây ra không thể tách rời liều bức xạ, bức xạ càng lớn thì hậu quả càng nghiêm trọng. Có thể nói, con người luôn phải tiếp xúc với bức xạ, nhưng một khi liều bức xạ cao hơn 100 mili-si-vơ (mSv), cơ thể con người sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng.

Khi chịu ảnh hưởng 100-500 mSv, cơ thể con người sẽ không cảm thấy bất thường, nhưng số lượng bạch cầu trong máu sẽ bắt đầu giảm. Khi đến một mức độ nhất định, mật độ tủy và xương của con người sẽ bị phá hủy, đồng thời lượng hồng cầu và bạch cầu trong cơ thể giảm mạnh. Mọi người đều biết rằng bức xạ hạt nhân là nguyên nhân chính gây nhiều đột biến gen và gây nguy hiểm chết người.

Sống lâu dài trong điều kiện bức xạ dễ gây ung thư. Khi tuổi thọ của một tế bào bình thường kết thúc, nó sẽ tự bật chế độ tự sát và sau đó sinh ra các tế bào mới. Nhưng khi tế bào mất đi chức năng tự sát này, nó sẽ không chết mà vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở một cách khó kiểm soát.

Mười năm sau vụ rò rỉ hạt nhân, "cá nhiễm phóng xạ" lại xuất hiện ở Fukushima ảnh 2

Khi cơ thể con người bình thường, hệ thống miễn dịch bên trong có thể kiểm soát ung thư. Tuy nhiên, bức xạ làm hỏng hệ thống kiểm soát và hệ thống miễn dịch của chính cơ thể, và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Nếu cơ thể con người tiêu thụ các sản phẩm bị ô nhiễm, các tế bào, nhiễm sắc thể và hệ thống miễn dịch trong cơ thể có khả năng bị tấn công. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các vấn đề như bệnh sinh học, dị dạng, và suy cơ quan nội tạng có thể xảy ra.

Fukushima hiện là khu vực thủy sản bị ô nhiễm hạt nhân nhiều nhất trên thế giới, những bức xạ này sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng trong thực phẩm như vitamin, axit amin và axit béo không bão hòa. Nói cách khác, thực phẩm bị nhiễm phóng xạ về cơ bản là không có chất dinh dưỡng.

Nhật Bản và vấn đề nước thải hạt nhân

Mười năm sau vụ rò rỉ hạt nhân, "cá nhiễm phóng xạ" lại xuất hiện ở Fukushima ảnh 3

Đây cũng là lần đầu tiên cá Fukushima bị phát hiện nhiễm phóng xạ quá mức sau 2 năm. Vào năm 2019, Hiệp hội nghề cá tỉnh Fukushima đã đánh bắt được cá đuối ở biển ở độ sâu 62 mét. Hàm lượng Cesium của nó đạt 161 becquerel / kg, cũng vượt quá tiêu chuẩn. Sau hai năm, cá ở vùng biển Fukushima chứa chất phóng xạ tăng lên. Mặc dù có sự khác biệt giữa các độ sâu và các loài cá khác nhau, nhưng lượng phóng xạ nhiều gấp 5 lần thực sự rất khó giải thích.

Trên thực tế, Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về kho chứa nước thải hạt nhân, hàng nghìn bể chứa nước đã đầy, nước thải hạt nhân vẫn đang được sản xuất, nếu không tìm ra giải pháp thì nước thải hạt nhân của Nhật Bản có thể thực sự “tràn bờ”.

Đề xuất vô lý của chính phủ Nhật Bản về việc xả nước thải hạt nhân trực tiếp ra biển đã vấp phải sự phản đối ở cả trong và ngoài nước. Hiện nay cá vẫn chứa phóng xạ hạt nhân, nếu nước nhiễm phóng xạ thải ra biển sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển toàn cầu. Một số cư dân mạng đồn đoán rằng việc tăng chất phóng xạ trong cá lần này có thể là do phía Nhật Bản bí mật xả chất thải.

Mười năm sau vụ rò rỉ hạt nhân, "cá nhiễm phóng xạ" lại xuất hiện ở Fukushima ảnh 4

Tuy nhiên, một số người cho rằng cá chứa phóng xạ gấp 5 lần có liên quan đến trận động đất ở Fukushima vừa qua. Vào ngày 13/2, một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã xảy ra ở Fukushima, sau đó, mực nước an toàn của Tổ máy 1 và Tổ máy 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã giảm hàng chục cm.

Tuy nhiên, phía Nhật Bản đã nói rõ rằng điều này không ảnh hưởng đến thế giới bên ngoài, nhưng hiện tại bức xạ trong cá lại vượt quá tiêu chuẩn đã đặt ra một dấu hỏi lớn cho tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản. Rõ ràng, quá trình xử lý nước thải hạt nhân của Nhật Bản có vấn đề, và lượng lớn nước thải hạt nhân được lưu trữ ngày nay tương đương với một quả bom hẹn giờ. Nếu có một trận động đất lớn khác và bể chứa nước bị vỡ, hậu quả sẽ rất thảm khốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm