Khám phá

Mưu cao hơn cả Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, không bao giờ nói 1 lời thừa thãi, đây mới chính là mưu sĩ thông minh nhất Tam quốc

Vị mưu sĩ này thậm chí còn được đánh giá là hiến kế nào đắc kế đó, nhờ ông mà những người được ông phò tá đều thu được nhiều thành quả lớn lao trong sự nghiệp.

Danh tướng Tam Quốc nhiều không đếm xuể, vậy ai trong số đó là người bỏ mạng oan ức nhất? / Gia Cát Lượng trong lịch sử không hề thần thánh, nếu không nhờ "Tam Quốc diễn nghĩa", liệu ông có thể lưu danh muôn đời?

Thời Tam quốc, người tài giỏi xuất hiện lớp lớp, nói đến mưu kế cao siêu, chắc hẳn mọi người thường nghĩ ngay đến Khổng Minh của Thục Hán.

Khổng Minh dù chưa ra khỏi nhà tranh nhưng đã có thể nắm rõ đại cục thiên hạ, sau này lại hết lòng cúc cung tận tụy phò tá cho Lưu Thiện. Một người nữa đó là Tư Mã Ý (tự Trọng Đạt). Ông có thể coi là kỳ phùng địch thủ của Khổng Minh, không những ngăn cản được Khổng Minh dẫn quân Bắc phạt mà còn giúp họ Tư Mã giành được thiên hạ, xây dựng căn cơ vững chắc.

Tuy nói Khổng Minh, Trọng Đạt đều là những mưu sĩ trí tuệ hơn người trong thời Tam quốc, song núi cao vẫn có núi cao hơn, vẫn còn có một người trước nay không bao giờ nói lời thừa thãi, bày mưu tính kế còn cao siêu hơn cả Khổng Minh và Trọng Đạt, người này chính là Giả Hủ.

Có lẽ nhiều người sẽ chẳng thèm để ý đến nhân vật này, nhưng Giả Hủ quả thực có điểm hơn người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Giả Hủ rốt cục lợi hại đến mức nào.

Sau khi Đổng Trác tiến vào thành Lạc Dương, phế truất Hán Thiếu Đế Lưu Biện, đưa Trần Lưu Vương Lưu Hiệp lên làm vua, bấy giờ Giả Hủ đang giữ chức Đô úy Bình Tân, sau được phong lên thành Hiệu úy Thảo lỗ.

Sau khi Đổng Trác bị giết, Lí Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế, Phàn Trù cùng nhau chạy về Thiểm Tây, nhưng quyết định đi đâu về đâu vẫn tranh cãi không thống nhất.

Mưu cao hơn cả Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, không bao giờ nói 1 lời thừa thãi, đây mới chính là mưu sĩ thông minh nhất Tam quốc - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Giả Hủ trên phim.

Bấy giờ Giả Hủ mới đứng ra nói rằng: "Nghe nói trong thành Trường An đang thương thảo tính nhổ cỏ tận gốc người Lương Châu, mà chư vị đây lại muốn bỏ mọi người chạy trốn một mình, nếu như thế thì một tên đình trưởng cũng có thể bắt được các vị.

Chi bằng các vị dẫn theo quân đội tiến về phía Tây, dọc đường chiêu binh mãi mã, tấn công Trường An, báo thù cho Đổng Công, nếu như may mắn thì có thể thành công, phụng sự quốc gia để chinh phạt thiên hạ, còn nếu sự không thành, thì lúc ấy chạy cũng chưa muộn." Vì thế sau này mới có sự việc Lí Thôi, Quách Dĩ náo loạn triều cương.

Phục vụ Trương Tú

Sau khi Lí Thôi và Quách Dĩ chiếm được Trường An, thường xảy ra mâu thuẫn tranh chấp, cuối cùng hai người động đến binh đao, bấy giờ Giả Hủ cảm thấy không thể tiếp tục ở lại Trường An được nữa, liền quyết định trở về quê nhà đầu quân cho Trương Tú.

Công nguyên năm 197, Trương Tú dưới sự thuyết phục của Giả Hủ, đóng quân ở Uyển Thành, có ý muốn cùng Lưu Biểu kết liên minh, việc này đã trở thành mối họa trong lòng Tào Tháo.

 

Công nguyên năm 198, Tào Tháo quyết định tấn công Trương Tú. Cũng vào lúc ấy, Viên Thiệu cũng muốn xuất binh tiến đánh Hứa Xương, cho nên Tào Tháo buộc phải rút quân bảo vệ Hứa Xương.

Trương Tú thấy Tào Tháo lui quân, cho nên dẫn quân đuổi theo truy kích, Lưu Biểu thì dẫn quân chặn đường rút lui của Tào Tháo, nào ngờ, cuối cùng vẫn là thua trong tay Tào Tháo.

Mưu cao hơn cả Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, không bao giờ nói 1 lời thừa thãi, đây mới chính là mưu sĩ thông minh nhất Tam quốc - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.

Sau khi Tào Tháo giành được thắng lợi cũng không ngừng lại lâu, buộc phải nhanh chóng quay lại hỗ trợ Hứa Xương.

Trương Tú thấy Tào Tháo rút quân vội vã, cho nên lại muốn đưa quân đuổi theo, Giả Hủ liền can ngăn: "Không thể đuổi theo, đuổi theo tất sẽ bại." Trương Tú không nghe, vẫn muốn đưa quân truy kích Tào Tháo, kết quả trúng phải mai phục của quân Tào.

Sau khi Trương Tú trở về, Giả Hủ lại bảo: "Ngài nhanh chóng cho quân đuổi theo, lần này nhất định thắng." Tuy rằng Trương Tú bấy giờ đã bị xoay đến mơ hồ nhưng vẫn quyết định nghe theo lời Giả Hủ, tiếp tục đuổi theo truy kích Tào Tháo, quả nhiên lần này Trương Tú thắng trận quay về.

 

Khuyên Trương Tú theo Tào Tháo

Không bao lâu sau, Viên Thiệu cho người đến chiêu hàng Trương Tú, bấy giờ binh mã của Viên Thiệu rất đông, Trương Tú vốn có ý muốn quy thuận, nhưng Giả Hủ lại không để Trương Tú quy hàng Viên Thiệu.

Trương Tú vẫn còn thấy mơ hồ, Giả Hủ lại khuyên Trương Tú, nếu muốn quy hàng thì phải hàng Tào Tháo.

Mưu cao hơn cả Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, không bao giờ nói 1 lời thừa thãi, đây mới chính là mưu sĩ thông minh nhất Tam quốc - Ảnh 6.
Tranh chân dung Trương Tú.

Tào Tháo có thể xem như là kẻ thù của Trương Tú, vậy cớ gì mà lại hàng Tào? Giả Hủ bảo rằng: "Chính bởi vì có thù oán, nên mới nên đi đầu quân cho Tào Tháo.

Hơn thế còn kể ra ba lợi ích nếu quy hàng Tào Tháo. Thứ nhất, Tào Tháo hiệp thiên tử dĩ lệnh chư hầu, danh chính ngôn thuận. Thứ hai, Tào Tháo binh lực còn yếu, sẽ sẵn sàng lôi kéo đồng minh. Thứ ba, Tào Tháo chí hướng cao xa, chắc chắn không ghi thù cũ."

 

Từ đó có thể thấy được, tài năng của Giả Hủ vô cùng xuất sắc, ông có thể điềm tĩnh phân tích thời cục thiên hạ trong cảnh loạn lạc, hơn thế còn chưa từng tính sai điều gì, khiến người khác phải kính phục không ngớt.

Trong trận Quan Độ, Giả Hủ cũng từng hiến kế cho Tào Tháo quyết chiến, đến khi thu phục Quan Trung, Giả Hủ lại sử dụng kế ly gián giúp Tào Tháo thu được Quan Trung. Sau này còn trợ giúp Tào Phi, giúp Tào Phi trở thành người kế vị.

Năm 224 đời Ngụy Văn Đế, Giả Hủ vì tuổi già sức yếu nên mất khi 77 tuổi, được truy ích là Tiêu hầu. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã chứng tỏ mình thực sự là một mưu sĩ giỏi, một người có cơ trí, có thể đoán biết chính xác thời thế.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm