Khám phá

Mỹ dùng tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” phá Liên Xô thế nào?

Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã sử dụng cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" như một thứ vũ khí để chống phá Liên Xô.

'Bí ẩn' vẻ đẹp bắt mắt của các mỹ nhân du mục / Kho ảnh khổng lồ về Việt Nam 1991-1993: Cao Bằng ban sơ

Cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" được viết bằng tiếng Nga là tác phẩm của nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Boris Pasternak. Tác phẩm này từng bị cấm xuất bản ở Liên Xô. Người Anh suy đoán rằng, CIA đã xuất bản số lượng lớn bản sao của cuốn tiểu thuyết trên để phục vụ hoạt động chống phá Liên Xô.

"Cuốn tiểu thuyết có giá trị tuyên truyền xuất sắc không chỉ ở nội dung mà còn kích thích khả năng tư duy của con người", một bản ghi nhớ của CIA tiết lộ.

Bản ghi nhớ trên là một số hơn 130 tài liệu của CIA mới được giải mật có liên quan đến việc in ấn cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago". Đó là một kế hoạch táo bạo đã giúp tác phẩm này lưu truyền từ công dân Liên Xô này sang công dân khác. Từ đó, nó lưu hành rộng rãi ở Moscow và các thành phố khác thuộc khu vực Đông Âu. Sau đó, ông Pasternak được để nghị nhận giải Nobel Văn học cho tác phẩm "Bác sĩ Zhivago" vào năm 1958 nhưng chính phủ Liên Xô đã ép ông từ chối nhận giải thưởng. Vào thời điểm ấy, cuốn tiểu thuyết đã tạo ra một "cơn bão" văn hóa lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Với sự hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago", người ta đã chuyển thể nó thành một bộ phim vào năm 1965. Cho đến nay, cuốn tiểu thuyết này vẫn được đánh giá là tác phẩm mang tính bước ngoặt.

CIA đã dùng cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" của nhà văn Pasternak (trong ảnh) để chống phá Liên Xô.
Theo một số tài liệu mới được tiết lộ, cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" bị Liên Xô cấm xuất bản đã được bộ phận Liên Xô của cơ quan CIA bí mật xuất bản dưới sự chỉ đạo, giám sát của Giám đốc CIA Allen Dulles.

Trong Chiến tranh Lạnh, CIA rất quan tâm đến văn học bao gồm: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca của Joyce, Hemingway, Eliot, Dostoevsky, Tolstoy, Nabokov...

Sách là vũ khí và nếu một tác phẩm nào đó bị cấm xuất bản và lưu hành ở Liên Xô hay Đông Âu thì người ta có thể sử dụng nó để phục vụ hoạt động tuyên truyền, chống phá nhà nước Liên Xô. Trong suốt thời kỳ này, khoảng 10 triệu bản sao của các cuốn sách và tạp chí được cơ quan các nước xuất bản. Chúng là một phần của chiến dịch chiến tranh trên lĩnh vực chính trị. Trong số đó có cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago". Đây là một vũ khí hiểm của CIA.

Cuốn tiểu thuyết của nhà thơ Pasternak xoay quanh câu chuyện về bác sĩ - nhà thơ Yuri Zhivago trong những năm 1917, cụ thể là trong Cách mạng Nga vĩ đại năm 1917. Khi đó, Zhivago được cho là hiện thân của tác giả Pasternak. Điểm chung của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết và tác giả đó là cả hai đều là nhà văn, sinh vào năm 1890. Trong đó, cuốn sách có kể về chuyện tình éo le của bác sĩ Zhivago cùng với hai người phụ nữ trong bối cảnh chung của cuộc Cách mạng Nga năm 1917.

Những nhân viên tình báo Liên Xô hoạt động ở Washington đã tìm hiểu được lý do tại sao Mỹ lại sử dụng tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" làm vũ khí chống phá Liên Xô. Cụ thể là trong một bản ghi nhớ nội bộ ngay sau khi xuất hiện cuốn tiểu thuyết tại Italy, các nhân viên CIA khuyến cáo rằng "Bác sĩ Zhivago" phải được xuất bản và công bố số lượng tối đa và được dịch sang nhiều thứ tiếng. Tác phẩm này cũng phải được phân phát miễn phí ở mức cao nhất và được ca ngợi, vinh danh như tác phẩm đoạt giải Nobel. Tác phẩm này được Mỹ nhận định là có tính đả kích lớn đối với Liên Xô trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Vì vậy, mãi cho đến năm 1988, cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" mới được cho in và xuất bản trên lãnh thổ Liên Xô.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm