Mỹ nữ góa chồng trở thành Hoàng hậu duy nhất của Lưu Bị
2 mầm họa đối với cơ nghiệp Thục - Ngụy, cả Lưu Bị và Tào Tháo cùng nhìn ra nhưng bất lực / Những bí ẩn chưa lời giải về mộ phần Lưu Bị: An nghỉ ngàn năm vẫn khiến hậu thế đau đầu
Lưu Bị: tình duyên trắc trở như sự nghiệp
Lưu Bị, tự Huyền Đức, Hoàng đế khai quốc nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Tuy tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa có một số tình tiết sai lệch, nhưng về nét chính, chính sử Trung Quốc công nhận: Lưu Bị vốn có xuất thân hàn vi , thuở nhỏ phải đan dày cỏ kiếm sống, nên rất thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân. Lưu Bị từ hai tay trắng gây dựng cơ đồ nhờ sự trợ giúp tận tụy, trung thành của các tướng sĩ, khi lên ngôi lại thi hành chính sách khoan hòa với nhân dân.
Mỹ nữ góa chồng trở thành Hoàng hậu duy nhất của Lưu Bị.
Những yếu tố đó rất gần gũi với hình mẫu một vị vua lý tưởng đối với nhân dân Trung Quốc. Vì vậy, cho tới cả ngàn năm sau, các câu chuyện dân gian về thời Tam Quốc đều có xu hướng ca ngợi Lưu Bị, căm ghét kẻ thù của ông, và xu hướng "ủng Lưu phản Tào" đã là tư tưởng chung của đại đa số nhân dân Trung Quốc từ trước cả khi tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa ra đời.
Chuyện tình duyên - gia đình của Lưu Bị cũng nhiều trắc trở, như chính cuộc đời lập nghiệp của ông vậy. Không có ghi chép chính xác về tất cả những “bóng hồng” đi qua đời Lưu Bị nhưng theo các văn bản chính sử đáng tin cậy nhất, Bị có tổng cộng 4 người vợ.
Đường tình duyên – gia đạo của Lưu Bị cũng trắc trở hệt như sự nghiệp của ông vậy.
Ba đời vợ đầu của Lưu Bị
Trong đời mình, Lưu Bị có 3 lần ở Dự Châu: từ năm 1993 (Đào Khiêm tiến cử), năm 196 (sau khi mất Từ Châu vào tay Lã Bố) và năm 198 (Tào Tháo mượn danh Hán Hiến đế bổ nhiệm). Đây cũng là quãng thời gian Lưu Bị lấy những người vợ đầu tiên. Chính thất của Lưu Bị là My Phu nhân em gái của My Chúc – My Phương, những bộ hạ theo Bị từ khi ông ở Dự Châu.
Người vợ thứ hai của Lưu Bị là Cam phu nhân, được mô tả là người có nhan sắc, da dẻ mịn màng trắng trẻo, tươi nhuận như ngọc dương chi, giống như tuyết trắng ngưng tụ dưới ánh trăng vậy. Theo ghi chép của Tam Quốc chí, Cam phu nhân có trong số những gia quyến của Lưu Bị bị Lã Bố bắt hai lần vào các năm 195 và 197. Cam phu nhân chính là sinh mẫu của Lưu Thiện.
Chính thất của Lưu Bị - My phu nhân, qua đời ở loạn chiến Đương Dương – Tràng Bản.
Đối chiếu lịch sử thì có thể tạm khẳng định Bị cưới My Phu Nhân vào khoảng năm 193 và Cam Phu nhân trở thành vợ thứ của Bị trong quãng thời gian từ 1994 đến trước 1995 – thời điểm Bị nhận lời tiếp quản Từ châu sau khi Đào Khiêm qua đời.
My Phu Nhân được cho là vong mạng ở chiến loạn Đương Dương – Tràng Bản cuối năm 208. Tam Quốc diễn nghĩa viết: “Sau khi giao Ấu chúa Lưu Thiện cho Triệu Vân, bà đã nhảy xuống giếng tự vẫn để khỏi vướng bận vị tướng này. Triệu Vân ngăn không kịp, đành đạp đổ bức tường cũ xuống giếng lấp xác bà để quân Tào khỏi bắt được, rồi mang Lưu Thiện phá vây trở về với Lưu Bị”.
Trắc thất của Lưu Bị - Cam Phu nhân, mẹ đẻ Lưu Thiện.
Người vợ thứ ba của Lưu Bị là Tôn Nhân (còn được biết tới với cái tên Tôn Thượng Hương), em gái Tôn Quyền. Theo Tam Quốc chí, Tôn Nhân về với Lưu Bị sau thắng lợi ở đại chiến Xích Bích, khoảng cuối năm 209. Thời điểm đó Tôn Nhân vừa tầm đôi mươi còn Lưu Bị đã 48 tuổi và đã quá bụa sau khi trắc thất Cam Phu Nhân qua đời vì bệnh.
Tôn Nhân là người xinh đẹp, lại thông minh mẫn tiệp, có tính cách cương trường, giỏi kiếm cung. Thực tế thì chuyện tình cảm Lưu Bị - Tôn Nhân không hề đẹp như cách mà văn học, nghệ thuật Trung Hoa vẫn tiếp cận xưa nay. Tôn Phu nhân chỉ ở với Lưu Bị được 3 năm tới 212 thì nghe lời gọi của anh trai Tôn Quyền về lại Đông Ngô.
Tôn Nhân – Tôn Thượng Hương, người vợ thứ ba của Lưu Bị.
Người vợ cuối cùng – Hoàng hậu duy nhất
Khác với Cam, Mi và Tôn phu nhân vốn nhận được nhiều sự ưu ái trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, người vợ cuối cùng của Lưu Bị không được La Quán Trung nhắc tới nhiều ở danh tác của ông. Dù theo chính sử, bà là Hoàng hậu duy nhất của Hán Chiêu Liệt đế Lưu Bị, cũng là Hoàng hậu đầu tiên của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Nhà Thục Hán chỉ truyền qua hai đời, Lưu Bị tới Lưu Thiện, nên bà cũng là Hoàng thái hậu duy nhất của triều đại này.
Chính xác thì La Quán Trung từng có một đoạn ngắn viết về bà khi kể bà là sinh mẫu của 2 hoàng tử Lưu Vĩnh và Lưu Kỳ. Nhưng đây lại là chi tiết gây tranh cãi trong chính sử bởi theo Tam Quốc chí, Vĩnh và Kỳ chỉ là hàng “thữ xuất” tức con trai của tì thiếp sau khi Lưu Bị chính thức xưng Đế, chứ không phải do Phu nhân sinh ra.
Ngô thị - đệ nhất mỹ nữ Tây Xuyên – người vợ cuối cùng của Lưu Bị.
Cuộc đời người vợ cuối cùng của Lưu Bị, theo những văn bản chính sử còn lưu lại, cũng gian truân vô cùng. Ngô thị, người trở thành Chiêu liệt Ngô hoàng hậu sau này của Lưu Bị, nguyên quán Trần Lưu (nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam), từ nhỏ mồ cô cả cha lẫn mẹ. Trước khi chết, cha của Ngô thị đã gửi gắm bà cho và anh trai Ngô Ý cho một người bạn thân tên Lưu Yên ở Ích Châu. Ngô Ý làm Trung lang tướng dưới trướng Lưu Chương sau theo Lưu Bị, được phong Đô Đình hầu năm 223, mất năm 237.
Lưu Yên nghe thầy tướng số nói Ngô thị có quý tướng, sau này có thể làm tới Hoàng hậu, vì vậy muốn cưới làm vợ. Nhưng do ông và cha của Ngô thị là bằng hữu lâu năm, nếu lấy con bạn thì thật không phải. Vì thế Lưu Yên quyết định cưới bà cho con trai mình là Lưu Mạo. Nhưng Lưu Mạo vốn đau yếu từ nhỏ, không lâu sau khi cưới Ngô thị thì qua đời. Ngô thị, được coi là đệ nhất Mỹ nữ Tây Xuyên, sớm trở thành góa phụ.
Lưu Bị, sau khi đã xưng đế và Ngô hoàng hậu.
Khi Lưu Bị chiếm Ích Châu năm 214, lúc ấy Tôn phu nhân đã bỏ về Ngô được 2 năm. Quần thần thấy Ngô thị xinh đẹp, nết na, nên khuyên Lưu Bị nạp làm Chính phu nhân. Lưu Bị nghĩ rằng mình với Lưu Mạo là người cùng họ, nên có ý từ chối hôn sự này. Phải tới khi Pháp Chính khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn, Lưu Bị mới quyết định cưới Ngô thị làm phu nhân.
Năm Kiến An thứ 24 (219), Ngô thị được phong làm Hán Trung vương hậu. Năm thứ 25 (220), Tào Phi phế Hán Hiến Đế, Lưu Bị xưng Đế, thể hiện ý chí kế tục nhà Hán của họ Lưu. Năm sau, Lưu Bị lập bà làm Hoàng hậu. Năm Kiến Hưng (223), Lưu Bị qua đời ở Bạch Đế, con trai Lưu Thiện nối ngôi, tôn bà làm Hoàng thái hậu, cư ngụ Trường Lạc cung. Năm Diên Hi thứ 8 (245), bà qua đời, được hợp táng cùng Lưu Bị ở Huệ lăng , thụy hiệu là Mục hoàng hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt