Nam Cực tăng nhiệt, chim cánh cụt vùng vẫy trong bùn đất
Hung dữ 'tẩn' trâu rừng, đại bàng nhận kết ngọt ngào / Báo non ranh mãnh khiến cá sấu nhận cái kết đau đớn
Trên trang Instagram của mình nhiếp ảnh gia Frans Lanting của National Geographic có đăng tải lời cầu cứu tới những tổ chức, cá nhân quan tâm đến đời sống của các loài động vật ở Nam Cực. Theo ông, chúng đang trong tình trạng nguy cấp do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.
![Những hình ảnh Frans Lanting ghi lại trong chuyến công tác ở Nam Cực. Tấm hình bên phải được ông nhắc đến trong bài viết. (Ảnh: Frans Lanting) Những hình ảnh Frans Lanting ghi lại trong chuyến công tác ở Nam Cực. Tấm hình bên phải được ông nhắc đến trong bài viết. (Ảnh: Frans Lanting)](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/29/9442.jpg?format=webp)
"Chim cánh cụt Adelie còn được gọi là chim cánh cụt băng vì chúng phát triển mạnh trong cái lạnh cực độ của Nam Cực. Cùng với chim cánh cụt Hoàng đế, Adelies dành nhiều thời gian cho băng và tuyết hơn so với các loài khác trong họ chim cánh cụt. Tuy nhiên, giờ đây chúng phải học cách đối phó khi môi trường sống của chúng đang nóng lên đáng kể.
Trong chuyến đi gần đây của tôi đến Nam Cực, nhiệt độ hiếm khi giảm xuống dưới mức đóng băng trong gần hai tuần. Điều này rất bất thường. Nếu vẫn tiếp tục xảy ra, chúng ta có thể phải bắt đầu nghĩ về Adelies như loài chim cánh cụt ướp bùn.
Đây là hai cái nhìn từ một phía. Hình ảnh đầu tiên cho thấy một con chim bị vùi trong bùn. Nó mất dần phần phía dưới, đồng thời chưa sẵn sàng để đi xuống biển. Ảnh thứ hai cho thấy một cái nhìn tổng quan về Nam Cực.
![Nam Cực tăng nhiệt, chim cánh cụt vùng vẫy trong bùn đất - Ảnh 1. Nam Cực tăng nhiệt, chim cánh cụt vùng vẫy trong bùn đất - Ảnh 1.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/29/Nam-Cuc-tang-nhiet-chim-canh-cut-vung-vay-trong-bun-dat_2.jpg?format=webp)
Những con cánh cụt trưởng thành, trắng trẻo vừa lên bờ để chăm con, chúng phải đứng chen chúc trên bùn. Những con cánh cụt này không có chỗ khác để đi, bởi chúng sẽ chỉ cho con ăn ở gần nơi làm tổ ban đầu. Khi cánh cụt con bị bẩn, chúng sẽ mất khả năng cách nhiệt và có nguy cơ chết vì hạ thân nhiệt khi trời mưa hoặc lạnh trở lại.
Nếu bạn quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Nam Cực, làm ơn hãy xem các tổ chức hỗ trợ có thể làm điều gì đó giải quyết vấn đề này, bởi vì thay đổi bắt đầu từ chúng ta", Frans Lanting viết.
Bài viết của của Frans Lanting nhận được hơn 17 nghìn lượt tương tác của cộng đồng mạng. Đồng thời những hình ảnh của ông cũng được truyền đi và đăng tải trên nhiều diễn đàn yêu động vật trên toàn thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Cá mập bị cắt vây có thể sống được bao lâu sau khi trở lại biển?
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
CLIP: Báo hoa mai và linh cẩu 'bắt tay hợp tác', tóm gọn lợn rừng nhưng màn ăn chia sau đó mới gây chú ý