Nàng 16 tuổi đã được đưa vào hậu cung, chỉ sau 2 tháng được phong hậu, thống lĩnh hậu cung suốt 30 năm nhưng lại chết không minh bạch
20.000 con cháu hoàng tộc nhà Thanh đổi thành họ gì sau khi triều đại sụp đổ? / 7 nền văn minh cổ đại ít người biết đến
Năm Hàm Phong thứ 2 là đại hội tuyển chọn cung tần được tổ chức 3 năm 1 lần. Vì đây là lần tuyển phi đầu tiên của hoàng đế Hàm Phong, tất cả người trên kẻ dưới trong triều đình đều vô cùng coi trọng. Hơn nữa con cháu của những gia đình quý tộc thời nhà Thanh bấy giờ chỉ cần là đến tuổi cập kê ai cũng đều tất bật sửa soạn tham gia thi tuyển, ai cũng mong mình được Hoàng đế chọn, như thế thì cả dòng họ sẽ được nở mày nở mặt.
Quan lại quyền quý đều chú trọng tham gia các cuộc thi tuyển tú thời nhà Thanh và mong con gái được chọn làm phi tần, được vua sủng ái. (Ảnh minh họa)Thế nhưng vua Hàm Phong nhìn đi nhìn lại chỉ yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên với một cô gái mới tròn 16 tuổi. Sau 2 tháng, nàng được phong làm Hoàng Hậu, tiếp quản hậu cung trong suốt 30 năm. Vinh hiển là thế nhưng cuối cùng lại chết một cái bí ẩn. Bà chính là Hoàng hậu Hiếu Trinh Hiển.
Ảnh minh họa.
Gia tộc hiển hách
Mãn Thanh có 8 dòng họ lớn, sở dĩ phân chia họ ra như thế chủ yếu là vì những gia tộc trong lịch sử hơn 200 năm của thời Thanh xuất hiện rất nhiều nhân vật quan trọng, cũng đóng góp nhiều cống hiến. Vị Hoàng Hậu Hiếu Trinh Hiển này thuộc một trong số những dòng họ đó là dòng họ Nữu Hỗ Lộc Thị. Gia tộc bà trước đó có tới 5 người từng là Hoàng Hậu, cô ruột của bà còn là Đích Phúc Tấn của Thiết Mạo Tử Vương.
Trong khi đó, khi vua Hàm Phong chọn bà thì bà mới tròn 16, thực ra đây đã là độ tuổi giới hạn lớn nhất của việc tuyển chọn, nếu như lần tuyển chọn này mà không thành công thì sẽ không còn cơ hội nữa.
Ảnh minh họa.
Thăng tiến thần tốc
Như được ông trời phù hộ, cuối cùng thì vua Hàm Phong vẫn chọn bà, còn trực tiếp phong bà làm Trinh Tần, những tú nữ khác chỉ được phong làm Quý Nhân. Trong đó bao gồm cả người sau này một tay che trời – Từ Hy Thái Hậu. Chỉ sau một tháng, Nữu Hỗ Lộc Thị từ Trinh Tần được thăng lên làm Trinh Quý Phi, lại một tháng sau thì được định là Hoàng Hậu. Sự thăng tiến thần tốc này được cho là có một không hai trong lịch sử nhà Thanh.
Từ đó có thể thấy khi ấy Hàm Phong coi trọng bà đến thế nào. Tuy nhiên, bà đối xử với mọi người rất ôn hòa, rộng lượng, phóng khoáng, chỉ là cơ thể sức khỏe không được tốt cho lắm. Tuy nhiên sức khỏe vua Hàm Phong còn yếu hơn cả Hoàng hậu Hiếu Trinh Hiển, nhất là dưới sự tác động của bệnh tật từ trong ra ngoài, áp lực triều chính, thế nên tuổi còn trẻ mà đã ốm bệnh mà chết. Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu được sắc phong là Từ An Thái Hậu bên cạnh Từ Hy Thái Hậu.
Ảnh minh họa.
Quản lý hậu cung
Mặc dù trước lúc lâm chung, vua Hàm Phong đã đưa ra một sự sắp xếp tự coi là toàn diện, thế nhưng Từ Hy với lòng dã tâm cực lớn đã cấu kết với hoàng thất để đạp đổ 8 đại thần trong triều, bắt đầu việc buông rèm nhiếp chính của mình. Mối quan hệ giữa 2 Thái hậu vô cùng ảo diệu, nhìn bề ngoài thì tưởng chừng như quan hệ hợp tác, vì họ có lợi ích tương đồng như nhau. Về chức trách, phía trên thì Từ An không có dã tâm chính trị nên bà chỉ quản lý việc định đoạt những chuyện đại sự và tất cả mọi việc của hậu cung, những việc thăng cấp cho phi tần và vị trí ứng tuyển cho ngôi vị hoàng hậu của vua Đồng Trị đều do bà quyết định.
Ảnh minh họa.
Còn Từ Hy lại cực kỳ thông minh, bà nắm chặt trong tay quyền hành chính trị. Tuy rằng đôi lúc giữa hai bên cung Thái hậu có chút xích mích nhưng xét về lợi ích thì là như nhau, thế nên đa phần thời gian cả hai đều chung sống khá hòa thuận.
Cái chết bí ẩn
Ngày mồng 10 tháng 03 năm Quang Tự thứ 7, Từ An Thái hậu bỗng đổ bệnh mà chết, vì cái chết quá đột ngột, cũng chết một cách không minh bạch rõ ràng nên có rất nhiều nguồn tin đồn rằng Từ Hy đã ngầm hạ độc Từ An. Thế nhưng giả thuyết này đều bị các chuyên gia sử học sau này phủ định quan điểm. Đầu tiên, trong khoảng thời gian đó, Từ Hy cũng đang ốm, thực sự cũng chẳng có tinh thần và sức lực để đi hãm hại Từ An, nếu mà muốn hại bà thì đã có thể xuống tay từ lâu.
Thứ hai, trước đó Từ An cũng nhiều lần có triệu chứng phát bệnh đột ngột, căn bệnh này gần giống với bệnh tim mạch hiện nay, đột ngột phát bệnh tử vong cũng là điều hợp lý. Thứ ba, sau khi Từ An mất, Từ Hy đã đích thân quán xuyến chủ trì tang lễ cho Từ An, không hề có điểm nào không thỏa đáng cả.
Ảnh minh họa.
30 năm mà Hoàng hậu Hiếu Trinh Hiển tiếp quản hậu cung đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử hậu cung của nhà Thanh, là một nhân vật không thể thiếu trong khi nghiên cứu lịch sử thời Thanh. Thêm vào việc bà cùng Từ Hy buông rèm nhiếp chính nhưng sự qua đời của bà lại quá đột ngột mới là điều khiến người ta không khỏi sinh nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, người sống ở đời đều phải đối mặt với sự tranh quyền đoạt lợi, yêu hận tình thù, người dân bình thường cũng vậy, hoàng gia cổ đại cũng chẳng thể tránh khỏi. Chỉ là, vì nó là chuyện của hoàng gia, thế nên người ta mới phóng đại mọi thứ lên để bàn luận mà thôi.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ