Khám phá

Nàng kỹ nữ lừng danh cãi lại cả hoàng đế và cái kết của phận gái lầu xanh

Tuy đã được triệu vào cung làm phi tần, không ít lần kỹ nữ lừng danh Lý Tích Nhi đôi co cãi lý với hoàng thượng. Nhiều lần, vì phiền lòng với cách hành xử của Cảnh đế, nàng đã không ngần ngại “khẩu chiến”.

Tìm thấy hoá thạch cổ đại trên sao Hoả? / Buồn vì bố "nát rượu", lắm điều

Lý Tích Nhi vốn là được Minh Đại tông, thụy hiệu là Cảnh đế, hết mực sủng ái. Nàng không chỉ nổi tiếng khắp thiên hạ bởi sắc đẹp mặn mòi mà còn bởi cá tính mạnh mẽ và nóng nảy của mình.

Theo ghi chép của “Quốc sử duy nghi”, Minh Đại tông (1428 – 1457) là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Minh, lên ngôi thay cho anh trai là Minh Anh tông vốn đang bị người Mông Cổ bắt giam. Sau khi người con trai duy nhất qua đời, ông ráo riết tuyển thêm mỹ nữ để nối dõi, khiến nàng kỹ nữ lừng danh thời đó là Lý Tích Nhi cũng được triệu vào cung.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Được phong làm phi, Lý Tích Nhi vẫn không từ bỏ bản tính nóng nảy, thẳng thắn của mình. Khác với lối hành xử nhu mì, nhất nhất phục tùng của các phi tần trong cung, Lý Tích Nhi thường lên tiếng bảo vệ chính kiến của mình. Thậm chí cả hoàng thượng, người hết mực yêu thương, sủng ái nàng, cũng không thể khiến Lý Tích Nhi trở nên mềm tính.

Nhiều lần, vì phiền lòng với cách hành xử của Cảnh đế, nàng đã không ngần ngại “khẩu chiến”. Những lời lẽ đanh thép cùng bản tính nóng nảy của Lý Tích Nhi khiến nàng dần bị thất sủng và cuối cùng bị đuổi khỏi hoàng cung. Tuy nhiên, người thời đó vẫn luôn ca tụng tính cách khẳng khái, không màng danh lợi của mỹ nữ này.

Với phận gái liễu yếu đào tơ trong phong kiến xưa, để được hưởng vinh hoa phú quý, phần đông sau khi được tiến cung, các nàng đều dốc lòng, tận tâm phục tùng hoàng đế. Nhưng Lý Tích Nhi lại hoàn toàn ngược lại, dám nói những điều mình cho là phải dù nghịch tai đấng quân vương. Tuy là phận gái lầu xanh, nhưng với bản tính thẳng thắn và sự táo bạo của mình, nàng cả gan làm bẽ mặt hoàng thượng, làm khuynh đảo những phép tắc tôn nghiêm chốn hoàng cung, khiến thiên hạ phải giật mình thán phục.

Sau khi Lý Tích Nhi rời đi, Cảnh Đế lại đem lòng yêu thương Đường phi, nuôi ước nguyện có con nối dõi. Nhưng “mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”, trời không thuận lòng người, không ưu ái cho Minh Đại tông thêm một mụn con trai.

 

Tới năm 1456, hoàng hậu Hàng thị lâm trọng bệnh qua đời, tâm trạng Cảnh đế lại thêm phần hoang mang, phiền muộn. Số phận vị vua kém phúc này càng trở nên thê thảm khi người anh là Minh Anh tông được Mông Cổ trả về, cùng với một số quan quân lật đổ ngôi vị của ông ta.

Minh Đại tông sau đó bị giáng xuống làm vương, tới năm 1457 thì qua đời vì uất ức.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm