Khám phá

Nàng phi tần chết đói ở tuổi 18: Mang thai hơn 10 tháng chưa sinh nên bị tống vào biệt cung, sau đó bị hoạn quan hãm hại thê thảm

Cuộc đời Dụ phi Trương thị là một tấn bi kịch điển hình cho những nữ nhân thời nhà Minh.

Cá sấu bất ngờ bơi trong... sân nhà dân / Phi tần tỏa hương thơm của Hoàng đế Khang Hi: Xuất thân thấp kém nhưng được sủng ái ngày đêm và sự thật sau lời mắng 'tiện phụ' từ đế vương

Nhà Minh được xem là một trong những triều đại phong kiến lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa. Trong thời kỳ này đã xảy ra rất nhiều chuyện kỳ lạ mà ít người có thể lý giải. Số phận của hầu hết các nữ nhân trong hậu cung từ cung nữ đến hậu phi nhà Minh đều rất khổ sở. Dụ phi Trương thị của Minh Hy Tông là một trong những bi kịch trần gian đó.

Dụ phi Trương thị, thường được gọi là Trương Dụ phi, tiến cung rất sớm. Theo ghi chép trong "Hy Miếu Điệu Thuận Dụ Phi Khoáng Chí", Trương thị là người Trác Châu, phủ Thuận Thiên (Bắc Kinh ngày nay). Phụ thân nàng là Trương Thế Đăng, mẫu thân là Đoạn thị.

Trương thị ra đời vào năm Vạn Lịch thứ 34 (tức năm 1606), chỉ mới 6 - 7 tuổi đã được chọn vào cung, trở thành một tiểu cung nữ bình thường. Vào thời nhà Minh, một khi đã trở thành cung nữ thì cả đời chỉ có thể ở trong cung cấm, nếu không may qua đời thì xác chết được mang đi thiêu rồi ném xuống giếng. Khi còn sống, các cung nữ luôn bị chủ tử thường xuyên chửi mắng, thậm chí đánh đập nặng nề.

Chính vì vậy, để có điều kiện sống tốt hơn, một số cung nữ sẽ tìm mọi cách để Hoàng đế chú ý đến và sủng hạnh mình. Trương thị là một trong những cung nữ lựa chọn hướng đi này. Vào năm 17 tuổi, nàng được Minh Hy Tông sủng hạnh và mang thai. Sau đó nàng được phong thành Dụ phi.

Nàng phi tần chết đói ở tuổi 18: Mang thai hơn 10 tháng chưa sinh con nên bị tống vào biệt cung, sau đó bị hoạn quan hãm hại thê thảm - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Những tưởng khoảng thời gian khổ cực đã kết thúc, nhưng nàng không ngờ đây chỉ mới là khởi đầu của cơn ác mộng đời mình.

Vào thời điểm Minh Hy Tông tại vị, có một tên đại hoạn quan chuyên quyền tên là Ngụy Trung Hiền. Hắn và nhũ mẫu của Minh Hy Tông Khách thị có mối quan hệ thân thiết. Mà nhũ mẫu Khách thị là một trong những người Minh Hy Tông cực kỳ tin cậy và ưu ái. Ngụy Trung Hiền cấu kết với Khách thị để có thể "một tay che trời".

Để kế hoạch lớn của mình thành công, Ngụy Trung Hiền và Khách thị trừ khử những kẻ bất lợi cho họ và cần tìm một người kế vị ngôi báu mà họ có thể kiểm soát được. Họ đưa 8 nữ nhân trung thành với mình vào cung với hi vọng sẽ hạ sinh Hoàng đế tương lai. Cùng lúc đó, nếu phát hiện hậu phi nào mang thai họ sẽ hợp sức khiến vị phi tử đó sẩy thai. Hoặc nếu đứa bé may mắn chào đời cũng bị họ hạ độc chết yểu.

Trương thị có tính cách mạnh mẽ và thẳng thắn, không đồng ý hợp tác với phe phái của Ngụy Trung Hiền và Khách thị nên họ luôn tìm cách trả thù nàng. Khi Trương thị mang thai, họ cũng đã lên kế hoạch loại bỏ đứa bé chưa ra đời đó.

Nàng phi tần chết đói ở tuổi 18: Mang thai hơn 10 tháng chưa sinh con nên bị tống vào biệt cung, sau đó bị hoạn quan hãm hại thê thảm - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Vào thời điểm này, Trương thị đang mang thai đã quá lâu nhưng không có dấu hiệu chuyển dạ sinh con. Nhân cơ hội đó, Khách thị tung tin đồn rằng Trương thị đã lừa dối Hoàng đế, cũng có người cho rằng Trương thị mang thai quái vật. Minh Hy Tông sau một thời gian nghe nhiều người xung quanh bàn tán như thế thì bắt đầu dao động. Lại thêm Khách thị luôn bên cạnh thì thầm nói xấu Trương thị.

 

Do đó vào ngày 8 tháng 8 năm Thiên Khải thứ 3 (tức năm 1623), Minh Hy Tông phế bỏ phi vị của Trương thị rồi tống vào biệt cung, Trương thị chỉ làm phi tử của Minh Hy Tông trong 50 ngày.

Theo một số tài liệu lịch sử, cái gọi là biệt cung còn kinh khủng hơn lãnh cung.

Lúc này Ngụy Trung Hiền và Khách thị vẫn chưa buông tha cho Trương thị. Khách thị cắt bỏ mọi khẩu phần ăn uống của Trương thị và không phái người đến đỡ đẻ khiến nàng chết dấn chết mòn.

Vài ngày sau, trời đổ cơn mưa lớn, vì đói và khát nên Trương thị đã lết ra mái hiên hứng nước mưa để uống và giảm một phần cơn đói. Nàng đang mang thai, đói bụng nhiều ngày lại phải uống nước mưa vừa bẩn vừa lạnh khiến cơ thể càng yếu hơn.

Vào ngày 22 tháng 8 cùng năm, sau 14 ngày vật vã tại biệt cung, Trương thị đang mang thai đã chết một cách tức tưởi. Lúc đó, nàng chỉ mới 18 tuổi và được chôn cất như một cung nữ bình thường.

 

4 năm sau, Minh Hy Tông qua đời, Chu Do Kiểm nối ngôi, tức Sùng Trinh Đế. Sau khi lên ngôi, Sùng Trinh Đế ngay lập tức dẹp bỏ phe phái của Ngụy Trung Hiền và Khách thị. Năm Sùng Trinh thứ 4, Sùng Trinh Đế khôi phục phi vị cho Trương thị và an táng nàng tại Kim Sơn theo nghi lễ của bậc phi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm