Napoléon chết vì nỗi ám ảnh với nước hoa, dùng 50 chai mỗi tháng?
Giải mã máy chơi cờ chiến thắng Napoleon / Hoàng đế Napoleon – Thiên tài quân sự, đệ nhất si tình
Vị tướng, cựu Hoàng đế danh tiếng bậc nhất trong lịch sử nước Pháp qua đời vào ngày 5/5/1821 trên hòn đảo Saint Helena xa xôi giữa Đại Tây Dương, nơi ông phải sống lưu đày trong 6 năm sau khi đầu hàng Hải quân Anh.
Mặc dù kết quả khám nghiệm tử thi cho rằng nguyên nhân cái chết của ông là ung thư dạ dày, vẫn có nhiều thuyết âm mưu được đưa ra: từ việc Napoléon bị đầu độc dưới tay những kẻ bắt giữ ông, hay giấy dán tường trong nhà ông bị tẩm thạch tín. Một tin đồn thậm chí cho rằng hài cốt của vị hoàng đế hiện đang đặt tại lăng mộ ở Paris là giả mạo, vì Napoléon đã trốn sang Mỹ.
Mới đây, nhà khoa học y sinh Parvez Haris, thuộc Đại học De Montfort ở Leicester (Anh) đã có một giả thuyết mới: Napoléon đã bị đầu độc bởi những loại tinh dầu thơm mà ông yêu thích. Thiên tài quân sự đã trải qua thời kỳ nhiều năm sử dụng nước hoa một cách vô tội vạ, thậm chí vài chai mỗi ngày.
Những nghiên cứu trước đây từ Mỹ đã chỉ ra rằng, các loại tinh dầu có thể hoạt động như một “chất gây rối loạn nội tiết”, ảnh hưởng đến hormone, dẫn đến rối loạn phát triển và các khối u.
Theo Giáo sư Haris, việc tiếp xúc quá lâu với những loại tinh dầu này giải thích rất nhiều về tình trạng sức khoẻ suy giảm của Napoléon trong những năm cuối đời, kể cả căn bệnh ung thư dạ dày chết người của ông.
Nạn nhân của tinh dầu
Napoléon không chỉ tiếp xúc với lượng tinh dầu quá mức qua sử dụng nước hoa Eau de Cologne (dòng nước hoa có nồng độ tinh dầu thấp), ông còn thường xuyên uống nước hoa cam, và là một người con đảo Corsica, ông là fan hâm mộ của các loại trái cây họ cam quýt – đều là những loại quả chứa nhiều tinh dầu.
Năm 2017, một nghiên cứu của Tạp chí Y khoa New England đã kết luận việc lạm dụng những sản phẩm chứa tinh dầu tràm trà và oải hương có thể gây ra cái gọi là nữ hoá tuyến vú ở các bé trai. Đây là tình trạng mô vú của một người nam sưng lên, và theo một số báo cáo, Napoléon cũng có thể đã mắc phải chứng này.
Tài liệu trên cũng cho thấy, ông có thể bị chứng cơ thể không có lông, và hay phàn nàn về việc thường xuyên bị lạnh, phải đốt sưởi cả trong mùa hè.
Cả hai dấu hiệu đó đều phù hợp với một sự gián đoạn với hệ thống nội tiết của ông.
Napoléon còn bị động kinh, mà nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có liên quan đến tiếp xúc với quá nhiều tinh dầu. Giáo sư Haris giải thích: "Các nhà điều tra đã thực sự bỏ sót một vấn đề lớn rành rành với cái chết của Napoléon”. Ông cho biết rất chắc chắn về những phát hiện của mình, đến mức có thể đưa ra bằng chứng “tại bất kỳ toà án nào trên thế giới”.
“Nhiều người chỉ ra những mẫu tóc của Napoléon, được lấy khi ông còn sống có hàm lượng thạch tín cao, nhưng lý thuyết này hiện nay đã bị bác bỏ. Hầu hết mọi người ở thời Napoléon đều có hàm lượng thạch tín cao trong cơ thể của họ vì thạch tín có trong các loại thuốc và mỹ phẩm thời đó sử dụng”, Giáo sư Haris.
Ông Haris lý giải tiếp: ‘Điều mà họ đã bỏ qua là một lượng khổng lồ nước hoa mà Napoléon đã xức lên cơ thể mỗi ngày. Ông ấy sống bao quanh bởi nước hoa, ông còn xịt thẳng lên mặt và mắt vì nhầm đó là nước”.
Tinh dầu - con dao hai lưỡi
Theo Giáo sư Haris, Napoléon là người ủng hộ tuyệt vời cho nước hoa, thứ hương phẩm chỉ được đưa vào sản xuất thương mại từ năm 1792. Thời điểm đó, chỉ những người rất giàu và quyền lực mới có đủ tiền xài.
Mặc dù Napoléon không thích các bác sĩ và tránh dùng thuốc của họ, ông vẫn bị thuyết phục bởi những lợi ích sức khoẻ của nước hoa. Ông được cho là từng nói rằng nước hoa “là sự bảo vệ chống lại nhiều bệnh. "Vì thế trong ít nhất 20 năm, Napoléon đã tắm cơ thể mình trong nước hoa, ông đổ nước hoa từ trên đầu xuống, và trong một số trường hợp, ông đã ngâm mình trong thứ nước đó theo đúng nghĩa đen”, Giáo sư Haris nói.
“Ông ấy mang theo nhiều chai nước hoa cả trong các chiến dịch quân sự. Các dữ liệu cho thấy Napoléon dùng tới 2-3 chai Eau de Cologne mỗi ngày, trong khi ngày nay, người ta chỉ dùng 1 chai cho cả năm!”.
Có thời điểm nhà pha chế nước hoa của Napoléon là Gervais Chardin, được đặt hàng 50 chai nước Eau de Cologne mỗi tháng. Một hoá đơn vào năm 1806 cho thấy ông này cung cấp 162 chai nước hoa với tổng số tiền là 423 franc.
Người ta cho rằng Eau de Cologne đã nhắc nhở vị Hoàng đế Pháp lúc bấy giờ về nơi chôn rau cắt rốn của ông là Corsica, bởi một trong những thành phần chính của nước hoa là hương thảo, loài cây mọc giữa những vách đá và vùng đất đá trên hòn đảo Địa Trung Hải.
“Với Napoléon, Eau de Cologne là một con dao hai lưỡi. Nước hoa chủ yếu chứa cồn và do đó có khả năng hoạt động như một chất khử trùng. Điều này có thể đã cứu mạng ông ấy bằng cách bảo vệ ông khỏi bị nhiễm vi khuẩn hay virus chết người khi tham gia chiến dịch ở những vùng khác nhau thuộc châu Âu cũng như châu Á (Syria) và châu Phi (Ai Cập). Tuy nhiên, nó cuối cùng đã giết chết ông ấy vì đã sử dụng quá mức trong nhiều thập niên”, Giáo sư Haris kết luận.
“Không có gì nghi ngờ về quan điểm của tôi rằng Eau de Cologne là chất độc chính, mặc dù việc đồng phơi nhiễm với các hoá chất khác, gồm cả thạch tín, có thể đã góp phần gây ra tình trạng sức khoẻ tồi tệ và cuối cùng là cái chết vì bệnh ung thư dạ dày”.
Theo nhiều lời kể, những năm cuối đời của Napoléon - sau thất bại trong trận Waterloo- không mấy danh giá đối với cựu hoàng. Ngôi nhà Longwood trên đường St Helena lộng gió - nơi Napoléon được chuyển đến để sống lưu vong - được cho là đã rơi vào tình trạng hư hỏng, ẩm thấp và mốc meo.
Bản thân Napoléon đã nhiều lần viết thư phàn nàn về điều kiện sống của mình với Thống đốc đảo St Helene, Hudson Lowe, khi những người hầu của ông phàn nàn hay bị cảm lạnh, sàn nhà ướt và các vật dụng nghèo nàn. Lowe phản ứng bằng cách hạn chế chi tiêu của Napoléon và đặt ra những ràng buộc đối với những món quà mà ông được phép nhận từ thế giới bên ngoài.
Barry O'Meara, bác sĩ riêng của Napoléon, cũng cảnh báo chính quyền Anh rằng các điều kiện tại Longwood House, nơi cựu Hoàng đế Pháp sống trong thời gian lưu đày, dường như đang gây hại cho sức khỏe của ông.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra nguyên nhân cái chết của Napoléon là do thuốc nhuộm màu chứa arsenit đồng trong giấy dán tường tại Longwood House, thứ mà người ta cho rằng đã tạo ra hơi độc.
Tuy nhiên, hoàn cảnh sống lưu vong thiếu thốn dường như không làm giảm được ngọn lửa trong Napoléon. Ông đã sử dụng thời gian cuối đời mình để viết hồi ký, viết một cuốn sách về người anh hùng Julius Caesar và tổ chức những bữa tiệc tối như thể ông không phải là một kẻ bị giam cầm.
Napoléon Bonaparte qua đời vào ngày 5/5/1821 sau 6 năm bị lưu đày trên đảo Saint Helena giữa Đại Tây Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách