Khám phá

NASA công bố kế hoạch 'giải cứu' Trái Đất khỏi thảm họa không gian

Dự án DART của NASA nhằm mục đích "đánh bật" một tiểu hành tinh và chuyển hướng quỹ đạo của nó vào tháng 10/2022, nhằm tránh nguy cơ các tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất trong tương lai.

CLIP: Lợn bướu nhận 'cái kết đắng' khi chạm mặt báo hoa mai / Hé lộ về chuyện cai nghiện cho giới siêu giàu

NASA cong bo ke hoach 'giai cuu' Trai Dat khoi tham hoa khong gian hinh anh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 6/5 đã tiết lộ các chi tiết trong kế hoạch tấn công tiểu hành tinh dạng Mặt Trăng trong hệ tiểu hành tinh kép bằng tàu vũ trụ vào năm 2022.

Dự án DART (Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh) của NASA nhằm mục đích "đánh bật" một tiểu hành tinh và chuyển hướng quỹ đạo của nó vào tháng 10/2022, nhằm tránh nguy cơ các tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất trong tương lai.

Mục tiêu của DART là một cặp tiểu hành tinh có tên "Didymoon" - bao gồm tiểu hành tinh "Didymos B" dài khoảng 150 mét xoay quanh một hành tinh lớn hơn tên là "Didymos A," tiểu hành tinh dễ tiếp cận nhất từ Trái Đất.

Tàu vũ trụ DART được thiết kế để tác động lên bề mặt của Didymoon và tạo ra sự thay đổi có thể quan sát được trên quỹ đạo của nó.

Chuyên gia Andy Rivkin, Trưởng nhóm nghiên cứu dự án, cho biết: "Hệ thống Didymos quá nhỏ và quá xa để có thể quan sát rõ. Nó chỉ giống như một điểm sáng, nhưng chúng ta có thể lấy dữ liệu mà chúng ta cần bằng cách đo độ sáng của điểm sáng đó, vốn thay đổi khi Didymos A quay và theo quỹ đạo của Didymos B."

 

Cho tới thời điểm này các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể chắc chắn về thành phần của cặp tiểu hành tinh Didymoon: Liệu nó được tạo thành từ đá rắn, đá vụn hoặc cát mềm.

Về lý thuyết, một bề mặt mềm hơn sẽ hấp thụ phần lớn lực tác động và có thể không bị đẩy mạnh như khi tàu vũ trụ đâm vào bề mặt cứng hơn.

DART sẽ mang theo một hệ thống định vị quang học để chụp lại những hình ảnh giúp tàu vũ trụ này tiếp cận mục tiêu.

Theo kế hoạch, các hình ảnh cận cảnh về hệ thống tiểu hành tinh sẽ được ghi lại và gửi về Trái Đất thông qua một thiết bị chụp ảnh do Italy sản xuất.

Thiết bị vệ tinh hình khối có kích thước bằng chiếc hộp đựng giày này sẽ ghi lại tác động của tàu vũ trụ DART và kết quả của vụ va chạm cố ý giữa DART và Didymoon.

 

Tàu vũ trụ robot DART nặng khoảng 500kg này dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo vào tháng 7/2021, muộn hơn thời gian phóng dự kiến trước đó là tháng 12/2020.

DART sẽ tự đâm vào tiểu hành tinh với vận tốc khoảng 6 km/giây. Mặc dù chỉ tác động một phần rất nhỏ nhưng đủ lớn để tạo ra một sự thay đổi đáng kể.

Nhóm nghiên cứu ước tính vụ va chạm sẽ làm thay đổi tốc độ của Didymoon khoảng 0,4 mm/giây và dẫn đến sự dịch chuyển 10 phút trên quỹ đạo Mặt Trăng.

Tiểu hành tinh Didymos A được quan sát thấy lần đầu vào năm 1996, trong khi "Mặt Trăng" của nó - Didymos B được biết đến vào năm 2003, khi cặp đôi này tiếp cận Trái đất ở khoảng cách cực gần (khoảng 7,18 triệu km).

Theo các nhà khoa học, nếu không có gì tác động, cặp đôi tiểu hành tinh này sẽ đe dọa Trái Đất ở khoảng cách gần hơn nữa vào năm 2123 (chỉ 5,9 triệu km), sau đó tiếp tục sượt qua Sao Hỏa với khoảng cách chỉ 4,69 triệu km vào năm 2144.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm