NASA lại bị tố che giấu UFO tiến gần Trái đất
Ảnh đáng ngắm: Sắc màu Sài Gòn 1971 / Bức xúc cảnh tượng hà mã bị bắt làm xiếc thú
NASA đang ngày càng gia tăng các hoạt động nghiên cứu và thám hiểm hệ mặt trời, dù đó là trên sao Hỏa, phía trên con người trong quỹ đạo hay quanh sao Mộc. Vì vậy, việc dư luận có những đồn đoán kiểu như một trong các "mắt do thám" của NASA đã thu được hình ảnh về vật thể bay không xác định (UFO) hoặc bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh, là điều dễ hiểu.
Hoài nghi mới nhất, đang lan truyền trên Internet có liên quan đến chương trình thử nghiệm Quan sát Trái đất với độ phân giải cao (HDEV) từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) của NASA. Cuối tuần trước, một tài khoản YouTube có tên StreetCap1 đã cho đăng tải những gì được mô tả là UFO đang xâm nhập vào bầu khí quyển Trái đất. Người này cho biết thêm: "Điều khiến nó thú vị là việc quay hình bị cắt khi UFO dường như dừng lại".
StreetCap1 không thực sự cho rằng vật thể trong đoạn video nói trên là phi thuyền của người ngoài hành tinh. Tài khoản YouTube này thậm chí nói, nó có thể chỉ là một thiên thạch. Tuy nhiên, đoạn video của StreetCap1 được tái đăng nhiều lần kèm lời ám chỉ bóng gió rằng, NASA đã cố tình cho ngừng ghi hình và cơ quan này đang che giấu điều gì đó.
Khi được yêu cầu giải thích về sự việc trên, phát ngôn viên NASA Daniel Huot cho biết qua email: "Đoạn video được trích lấy từ cuộc thử nghiệm HDEV của chúng tôi trên trạm ISS và các thiết bị ghi hình nó được đặt ở bên ngoài trạm không gian này. Thử nghiệm này bao gồm nhiều máy quay HD thương mại, hướng về phía Trái đất và được đặt ở nơi được kiểm soát về áp suất cũng như nhiệt độ. Song, thử nghiệm được cài đặt ở chế độ kiểm soát tự động sự quay vòng giữa các máy quay khác nhau. Nói một cách khác, không có người nào thực sự kiểm soát HDEV, theo dõi việc truyền hình ảnh để cắt bỏ nó khi các UFO xuất hiện trong khung hình".
Theo ông Huot, ngoài trục trặc kỹ thuật, còn có một cách giải thích biện chứng hơn cho việc ngừng ghi hình của NASA. Trong thực tế, trạm ISS thường xuyên vuột ra khỏi phạm vi của các vệ tinh theo dõi và tiếp sóng dữ liệu (TDRS), vốn đang được dùng để gửi và nhận video, giọng nói và các số đo từ xa. Với các video, bất kỳ khi nào mất tín hiệu, các camera của NASA sẽ hiển thị màn hình màu xanh (ám chỉ không có tín hiệu) hoặc màu xám trước khi quay.
Ông Huot quả quyết, hiện tượng mất sóng như trên thường xuyên xảy ra. Và nếu đủ kiên nhẫn dành hàng tiếng đồng hồ xem truyền hình trực tiếp trên bất kỳ ứng dụng nào của NASA hay các nền tảng khác, bạn chắc chắn sẽ thấy các hình ảnh từ trạm ISS thường xuyên bị gián đoạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?