NASA tìm thấy dấu vết có thể do sự sống ngoài hành tinh tạo ra trên Sao Hỏa
CLIP: Vội vã lao vào tấn công hổ mang chúa, rắn hổ mang Java bị đối thủ hạ gục trong tích tắc / CLIP: Chim diệc 'tung chiêu độc', tóm gọn cá trên trong vòng '1 nốt nhạc'
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), nhóm khoa học quốc tế do Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard (NASA) dẫn đầu đã xác nhận phát hiện này sau khi Curiosity khoan xuống tầng đá bùn cổ tại địa điểm Cumberland nằm trong hố va chạm Gale khổng lồ, vốn là trọng tâm nghiên cứu của sứ mệnh.
Thông qua một quy trình phân tích mẫu đá tiên tiến với sự hỗ trợ của các chất xúc tác hóa học mạnh, phòng thí nghiệm thu nhỏ trên Curiosity đã phát hiện các chuỗi hydrocarbon no bao gồm decan (C10H22), undecan (C11H24), và dodecan (C12H26) những hợp chất hữu cơ có thể liên quan đến sự sống.
Sự tồn tại của các hydrocarbon này trên Sao Hỏa có thể được lý giải theo hai cách. Một, chúng có thể được tạo thành thông qua phản ứng giữa các phân tử đơn giản như hydro và carbon monoxide, mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ sinh vật sống. Đây là kịch bản phi sinh học.
Tuy nhiên, giả thuyết thứ hai lại gây nhiều phấn khích hơn: các phân tử này có thể là sản phẩm phụ của các quá trình sinh học. Trên Trái Đất, cơ thể sinh vật bao gồm cả con người chứa nhiều axit cacboxylic cùng loại, vốn có thể bị chôn vùi và bảo quản trong đá trầm tích qua hàng triệu năm. Theo các nhà khoa học, những axit này được xem là dấu hiệu đặc trưng của sự sống, và có thể xuất hiện ở cả những nơi khác ngoài Trái Đất.
“Mặc dù các phản ứng hóa học không có sự sống vẫn có thể tạo ra những hợp chất này, nhưng chúng là sản phẩm phổ biến của quá trình sinh học không chỉ ở Trái Đất mà có thể cả trên Sao Hỏa,” nhóm nghiên cứu nhận định.
Dù chưa thể coi đây là bằng chứng chắc chắn cho sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh, nhưng phát hiện này là một mắt xích quan trọng trong chuỗi các manh mối ngày càng nhiều mà Curiosity đã thu thập được.
Trước đó, khu vực Gale Crater đã từng khiến các nhà khoa học kinh ngạc với dấu tích của nước cổ đại có thể từng là một đồng bằng sông cách đây hàng tỷ năm. Những phát hiện liên tiếp cho thấy, trong quá khứ, Sao Hỏa từng có môi trường có thể nuôi dưỡng sự sống.
Với mỗi mũi khoan của Curiosity, chúng ta lại tiến gần hơn đến câu hỏi lớn nhất của nhân loại: Liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Phát hiện sinh vật “không đầu, không chân” 444 triệu năm tuổi với cơ thể nguyên vẹn kỳ lạ hơn cả xác ướp
CLIP: Linh miêu phi thân bắt gọn gà sao giữa không trung
CLIP: Lợn rừng liều mạng thoát khỏi nanh vuốt hổ dữ và cái kết
CLIP: Linh miêu phi thân như tia chớp, đoạt mạng gà tây trong chớp mắt
CLIP: Hai chú chó rừng liều lĩnh tấn công linh miêu để giành lại xác đồng loại

CLIP: Linh miêu con đơn độc đối đầu sư tử dữ
Khu vực mà tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity hoạt động được đánh dấu - Ảnh: NASA