Nenets, bộ lạc sống du mục hàng ngàn năm cạnh tuần lộc và những chú chó ở Bắc Cực
Vì sao 80% dân số của thành bang Athens phải làm nô lệ? / Chiêu "chăn dắt" đàn ông quá cao tay của ca kĩ trứ danh thời Minh Thanh
Vào thời điểm chuyển mùa từ thu sang đông, nhiếp ảnh gia Alegra Ally đã đến Bán đảo Yamal ở phía tây bắc của Siberia để tìm hiểu về cuộc sống của tộc người Nenets, cùng nhau sinh hoạt với họ để ghi lại cuộc sống của nhóm người này khi đất trời bước vào thời gian lạnh lẽo nhất trong năm.
Đối với Christina, phong cảnh bạc ngàn cùng không gian rộng thoáng của vùng lãnh nguyên chính là sân chơi của em. Cô bé 4 tuổi bước đi trên mặt đất lạnh cóng, đưa chân phá vỡ những lớp băng vừa mới đóng trên mặt nước. Khi bước vào đỉnh điểm của mùa đông, mặt hồ đông cứng nhanh hơn khiến sân chơi của em được mở rộng, cô bé thích được lăn tròn trên lớp băng lạnh lẽo.
Khi thiên nhiên dần chuyển từ thu sang đông, Bán đảo Yamal cũng dần khoác màu áo mới từ cảnh khô cằn mang những gam màu nóng sang cảnh lạnh lẽo với tuyết phủ trắng ở khắp nơi, xen lẫn với đó là những con sông và hồ nước đóng băng trong suốt. Người Nenets khi đông đến sử dụng phương tiện di chuyển chính là xe trượt được kéo bởi đàn tuần lộc, họ đi từ nơi vốn là đồng cỏ vào mùa hè đến nơi giờ đã là cánh đồng băng mùa đông. Khắp nơi trải rộng hàng ngàn cây số giờ đây đều bằng phẳng và trơn láng, họ đi đi lại lại trên chính những con đường mà tổ tiên họ đã chinh phục từ nhiều thiên niên kỷ trước.
Để thích nghi được với cái lạnh thấu xương ở vùng Bắc Cực, người Nenets đã rất khéo léo trong việc dựng lều theo cấu trúc tepee truyền thống. Tuy nhỏ và trông có vẻ tạm bợ, nhưng những mái nhà này có thể chịu được sương giá, bão tuyết và gió mạnh, giúp các gia đình người Nenets có thể chống chọi được sự tàn khốc của thiên nhiên khi đông về.
Nhịp sống của người Nenets phụ thuộc nhiều vào đàn gia súc mà họ chăn nuôi, dẫu họ mới chính là chủ nhân và ra lệnh cho chúng. Khi dừng chân ở một nơi nào đó, các gia đình người Nenets sẽ thả rông bầy tuần lộc và mặc chúng đi loanh quanh khắp nơi. Đến lúc cần di chuyển, những hộ dân như nhà của chị Lena sẽ bắt đầu tập hợp lại đàn thú bốn chân, trung bình khoảng 800 con mỗi bầy. Đó là một công việc rất khó khăn, không chỉ tốn thời gian mà cần đòi hỏi sự tập trung cao độ. Khi đàn đã có đủ, họ bắt đầu lên đường.
Xe trượt là thứ quan trọng bậc nhất bên cạnh đàn súc vật. Người Nenets dùng xe trượt từ khi chúng là những mẩu gỗ được ghép lại với nhau cho đến thời điểm bây giờ là xe chạy bằng cơ khí. Bên trong những cỗ xe, thức ăn và nhu yếu phẩm được chứa đựng, biến chúng thành một kho lưu trữ di động. Thường có hai chiếc xe được dùng riêng để trữ hàng và những chiếc xe phục vụ riêng cho mục đích di chuyển.
Chó được người Nenets xem là một thành viên trong gia đình. Lena và chồng của mình là anh Lyonya có ba chú chó, họ xem chúng như một người chăn dắt bầy tuần lộc cho gia đình và được đối xử tử tế như người.
Lena đang mang thai 9 tháng. Người bà của chị đã sinh 5 đứa trẻ gồm mẹ của chị bên trong một túp lều đặc trưng của người Nenets. Lúc đó, bà được hàng xóm xung quanh giúp đỡ rất nhiều và sau này chính bà cũng đã trở thành một bà mụ chuyên đỡ các ca sinh. Từ thập niên 1960, phụ nữ Nenets đã không còn phải sinh nở giữa thiên nhiên theo cách đỡ đẻ truyền thống nữa, họ được chính phủ hỗ trợ sinh con tại bệnh viện trong thành phố gần nhất và di chuyển đến đó bằng máy bay.
Sống giữa khu vực nơi nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông có thể chạm đến -50 độ C, chuyện giữ ấm và tránh không bị đói không còn là chuyện nhu cầu thường ngày nữa mà đã trở thành chuyện sống còn. Người Nenets phải liên tục tìm kiếm củi để đốt lửa, phá băng để lấy nước uống và phải đảm bảo việc này diễn ra liên tục, không được gián đoạn.
Trong những túp lều mà được gọi trong thổ ngữ là “chum”, các công việc nhà như nấu nướng, chăm sóc trẻ em và bầy chó được thực hiện bởi một tay của phụ nữ. Theo quan niệm truyền thống, đàn ông bị cấm làm những việc này.Trong thời gian rảnh rỗi, Lena may vá và trang trí những chiếc ủng đi tuyết, găng tay lao động, chúng được dệt ra từ lông tuần lộc kéo sợi. Cô bé Christina thường phụ giúp mẹ cùng làm các công việc nội trợ, bé đặc biệt thích cách những sợi lông thú được dệt ra thành sản phẩm may mặc.
Mặc dù sống đời du mục nhưng người Nenets không đến nơi nào đó một cách ngẫu nhiên, họ thường tính toán trước và đảm bảo sự an toàn cho những đứa trẻ sơ sinh. Những bà mẹ Nenets luôn mang theo mình Ne Khan, là một chiếc nôi có hình dạng quả trứng được thiết kế riêng để mẹ và bé luôn được ở cạnh nhau. Chiếc nôi này được tạo nên từ rơm khô, cả lớp vỏ bên ngoài lẫn lớp đệm bên trong, rơm hút ẩm tốt cũng đóng vai trò như một chiếc tã.
Bà Praskovya năm nay 96 tuổi, là người lớn tuổi nhất trong cộng đồng người Nenets ở thời điểm hiện tại. Tuổi cao không ngăn bà dành hàng giờ ở ngoài trời lạnh lẽo để chăn bầy gia súc và chặt củi giúp đốt lửa sưởi ấm. Ngoài là một người làm công việc nhà, bà còn là một người kể chuyện giỏi khi chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và những lời dạy khôn ngoan cho con cháu.
Suốt hàng ngàn năm nay, người Nenets vẫn sống theo lối sống du mục truyền thống bất chấp xã hội bên ngoài phát triển từng ngày. Gia đình chị Lena là một trong 12.000 người của cộng đồng Nenets. Ngày nay, điều đe dọa đến cuộc sống của bộ tộc này không phải là sự tấn công của thế giới hiện đại khiến họ đánh mất bản sắc, mà chính là sự biến đổi khí hậu làm tuần lộc chết dần vì không còn băng vào mùa đông và bò không sống sót được vì thiếu cỏ vào mùa hè.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
Điểm lại những lần ‘thủy quái’ xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận sững sờ: Số 1 là loài gắn với tâm linh
CLIP: Đàn sư tử hợp sức săn voi rừng nhưng cái kết mới khiến người xem 'sốc'
Sự thật gây 'sốc' về chiều cao của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu: Hóa ra cả thế giới đã bị La Quán Trung lừa bấy lâu nay