Khám phá

Nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt

Quân đội Trung Quốc cổ đại: Mâm tiệc ê hề rượu thịt khao quân trước khi ra trận

Clip: Trâu rừng liều mạng chiến đấu với sư tử để bảo vệ con / Cận cảnh hai bảo vật quốc gia mới: Trống đồng Kính Hoa II - Thạp đồng Kính Hoa

Bánh kếp hay bánh nướng, thứ quân lương được yêu thích nhất trong quân đội Trung Quốc xuất hiện tương đối muộn. Thời nhà Hán, Trung Quốc chỉ có bánh vừng và cũng không phổ biến. Quân đội thường thích lương khô hoặc các loại thức ăn nấu chín. Trong các triều đại nhà Đường và nhà Tống, bánh vừng đã trở thành thức ăn của binh sỹ.

Vừa săn bắn, vừa tiến quân

Nhà Đường đã thành lập một đơn vị kỵ binh sống và ăn cùng với người Turk để chống lại người Turk (các tộc người Turk được sử liệu Hán văn cổ gọi chung là Đột Quyết, nói các ngôn ngữ Turk, thuộc hệ dân Á- Âu, định cư ở miền bắc, trung và tây lục địa Á-Âu -PV), Hồi Hột và các dân tộc du mục khác ở phía bắc và tây bắc.

Giảm công việc hậu cần và vận chuyển, mang theo lương khô, bổ sung quân lương bằng việc đánh cá, săn bắn và chăn nuôi, quân đội có thể tập kích đường dài và chuyển sang trạng thái chiến đấu ở cách xa hàng nghìn dặm. Khi quân nhà Tống ra trận, triều đình lệnh cho các địa phương làm lương khô, bánh vừng, trà, rượu, chuẩn bị củi và tiền nước cho quân lính. Khi hành quân, người lính sẽ mang theo bánh nếp, bánh dẻo, gạo tẻ, muối và mắm trên lưng. Lương khô quân sự nổi tiếng nhất ở Trung Quốc cổ đại được gọi là "guokuibing" hay “oa khôi bính”, tạm dịch là “bánh mũ nồi”.

Quân đội Trung Quốc cổ đại: Mâm tiệc ê hề rượu thịt khao quân trước khi ra trận - Ảnh 1.

Một loại “oa khôi bính” ở Trung Quốc

Lương khô quân đội được đổi mới và phát triển vào thời nhà Minh, nhằm giúp binh sỹ có thể truy kích quân địch đường dài trong rừng núi. Những chiếc bánh tròn được nướng trên lửa than, giòn và mặn, ở giữa chọc những lỗ nhỏ và xâu lại. Lính mang đi ăn uống rất tiện lợi.

Một phương pháp khác của quân Minh là làm cơm khô. Khi ăn thì ngâm cơm vào nước nóng. Đây là cơm nhúng, mì ăn liền thời nhà Minh. Quân đội Nhật Bản xưa cũng có thói quen ăn cơm ngâm nước. Lương thực dã chiến ăn kèm của quân nhà Minh là ba lít nước tương trộn với năm lít muối, nghiền thành hỗn hợp, vắt thành bánh và phơi nắng, ăn thay thế rau muối.

Từ xa xưa, lương thực chính của quân đội Trung Quốc chủ yếu là kê, gạo và lúa mì. Nghe thì có vẻ ổn, nhưng điều tồi tệ nhất của quân đội cổ đại là thiếu những loại lương thực không phải ngũ cốc. Người lính thường không được ăn thịt hay cá và thường xuyên bị chóng mặt. Thịt tươi và rau rất khan hiếm trong doanh trại quân đội, và thức ăn ngoài ngũ cốc của binh lính chủ yếu là tương và rau muối chua.

Nước tương có lịch sử ít nhất 4.000 năm ở Trung Quốc. Vào thời nhà Hán, khẩu phần của quân Hán đóng ở biên ải là 2 thạch ngũ cốc và 2 đấu nước tương, trong khi ở thời nhà Tần là 1 đấu gạo với nửa lít nước tương. Nước tương luôn là gia vị chính của quân đội Trung Quốc cổ đại.

 

Muối là nguồn sức mạnh cho cơ thể con người. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Ba ngày không uống canh dưa chua, chân sẽ bị treo lủng lẳng”. Vì vậy muối cũng là một phần quan trọng trong lương thực quân đội. Mỗi người lính của quân Hán được cấp 3 lít muối, loại muối này chủ yếu được dùng để làm thịt muối, cá muối và các loại dưa chua. Vua nhà Đường cấp cho binh lính 2 lít kê mỗi ngày kèm theo muối. Mỗi năm, một người lính được cấp 7 thạch 2 đấu ngũ cốc.

Nói chung, quân đội sẽ có một bữa ăn thịnh soạn khi khởi binh. Ví dụ, yến tiệc viễn chinh của quân đội nhà Đường rất phong phú món ăn, nhất định phải có thịt bò và rượu. Say rượu rồi thì tuốt kiếm múa hát kèn trống.

Công thức mâm cỗ cho một người lính thường bao gồm: 2 lít rượu, 2 cân thịt bò (1 cân Trung Quốc tương đương 500g-PV), 5 nắm cơm, 2 bánh xèo, 1 bánh bao và 1 bánh sủi cảo. Ngoài ra còn có một lạng hạt, ba loại canh, rau, đầu và móng bò hay cừu, gan cừu sốt, gan heo sốt, một phần muối, mắm, một lạng gừng, ba lạng hành tây, giấm. Từ thực đơn yến tiệc, có thể thấy quân chủ lực của nhà Đường chủ yếu đến từ Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc và các vùng phía tây khác.

Quân đội Trung Quốc cổ đại: Mâm tiệc ê hề rượu thịt khao quân trước khi ra trận - Ảnh 2.

Lính và sĩ quan cấp dưới khó có thể thưởng thức những bữa ăn nhiều món như thế này

 

Thịt sấy: lương khô của quân du mục

Thịt sấy khô là đồ ăn chủ yếu cho binh lính thuộc các dân tộc du mục, đánh cá và săn bắn ở miền bắc Trung Quốc. Sau khi một con bò bị giết, hàng trăm cân thịt bò được phơi khô và chế biến thành 20 kg thịt khô để binh sỹ mang theo khi ra trận. Có nghĩa là một người lính hành quân mang theo một con bò đã được chế biến thành thịt khô, số thịt đủ cho anh ta ăn trong vài tháng. Cụ thể, người ta phơi khô thịt bò tươi trong vòng một năm cho đến khi tất cả số thịt bò được nhồi hết vào bóng đái (bàng quang) của con bò. Lúc này, những chiếc bóng đái bò trở thành túi đựng thức ăn. Người lính có thể lên đường với một hoặc vài túi thịt bò khô.

Protein trong những miếng thịt bò khô này cao gấp nhiều lần thịt thông thường và một miếng nhỏ có thể giúp duy trì sự sống của con người. Ở nơi nào người lính đủ điều kiện nghỉ ngơi, anh ta cũng có thể nấu súp với những miếng thịt khô nhỏ, sau đó là một ít trà và sữa, như thế tổng thể dinh dưỡng là rất phong phú và toàn diện. Kỵ binh có kỹ năng chăn thả, đánh cá và săn bắn về căn bản không cần hậu cần vận chuyển lương thực, cũng không cần rau xanh cùng các loại thực phẩm không thiết yếu khác.

Chính nhờ thức ăn nhanh giàu dinh dưỡng và calo như vậy mà kỵ binh du mục - săn bắn có thể nhiều lần tấn công vào vùng đồng bằng Hoa Hạ (Trung nguyên) trong một thời gian dài và trên quy mô lớn. Thịt hun khói là quân lương chất lượng cao được quân đội của các vương triều và đội quân du mục ở phía bắc yêu thích, dù rất hiếm trong quân đội Trung nguyên.

 

Quân đội Trung Quốc cổ đại: Mâm tiệc ê hề rượu thịt khao quân trước khi ra trận - Ảnh 3.

Đoàn xe chở lương thảo cho quân đội thời nhà Thanh.

Mâm cỗ cho một người lính thường có: 2 lít rượu, 2 cân thịt bò (1 cân Trung Quốc tương đương 500g-PV), 5 nắm cơm, 2 bánh xèo, 1 bánh bao và 1 bánh sủi cảo. Ngoài ra còn có một lạng hạt, ba loại canh, rau, đầu và móng bò hay cừu, gan cừu sốt, gan heo sốt, một phần muối, mắm, một lạng gừng, ba lạng hành tây, giấm. Từ thực đơn yến tiệc, có thể thấy quân chủ lực của nhà Đường chủ yếu đến từ Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc và các vùng phía tây khác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm