Bảo vật quốc gia lá đề chim phượng ở Hoàng thành Thăng Long
Chuyện ít biết về bảo vật được 'tái sinh' ở thành Cổ Loa, Bác Hồ đến thăm và giải nghĩa / 18 lá vàng - món bảo vật quốc gia trên 1.500 tuổi
Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết di vật được tìm thấy tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, trong địa tầng ổn định. Các chuyên gia Nguyễn Hồng Chi, Nguyễn Văn Anh, Phùng Văn Quỳnh phân tích chi tiết và đặc điểm, giá trị của bảo vật này.
Lá đề A20-2918 được phát hiện cùng nhiều di tích nền móng kiến trúc và nhiều loại hình di vật khác có niên đại thời Lý, thời Trần thế kỷ XI-XIII.
Lá đề gồm thân và bệ. Thân lá đề có hình dáng giống hình lá cây bồ đề, ở hai mặt trang trí đôi chim phượng. Kích thước phần thân lá đề cao tổng cộng 77 cm, điểm rộng nhất rộng 74 cm, độ dày lá đề không đều, phía dưới tiếp giáp với bệ có độ dày lớn hơn, dày trung bình khoảng 8 cm và mỏng dần lên trên, vị trí mỏng nhất khoảng 5 cm.
Hai mặt thân lá đề không hoàn toàn giống nhau, một mặt gồ cao ở giữa và thấp dần về xung quanh, thấp nhất ở phần đỉnh lá. Mặt còn lại tương đối phẳng. Với cấu trúc như vậy, mặt gồ cao ở giữa có thể là mặt trước và mặt đối diện là mặt sau.
Lá đề được công nhận bảo vật quốc gia là nguyên gốc, độc bản.
Phần bệ lá đề có mặt cắt ngang uốn cong để khớp với ngói lợp của mái, điều này khiến nhiều người gọi loại cấu kiện này là ngói nóc có gắn lá đề. Đế lá đề rộng 65,5 cmx34 cm, cao 13 cm, lòng uốn cong sâu 8 cm, dày trung bình 8 cm. Khi mới xuất lộ, phần đế bị vỡ và mất một số mảnh, nay được phục nguyên.
Mặc dù phần thân đã bị om, giập, phần bệ bị vỡ và mất một số mảnh nhưng so với những lá đề cùng loại đã được phát hiện thì Lá đề cân trang trí chim phượng này là lá đề còn đầy đủ và đẹp nhất.
Thân lá đề trang trí ở hai mặt gồm hoa văn trang trí phần diềm và hoa văn trang trí ở phần trung tâm của lá đề. Bao quanh diềm lá đề là họa tiết cuồng lửa, các cuồng lửa được tạo thành nhiều lớp, tia lửa kéo lên trên tạo cảm giác sống động. Phần độ dày ở diềm lá đề cũng được tạo theo nhịp điệu của ngọn lửa cộng với kỹ thuật khắc sâu nhiều lớp tạo nên hiệu ứng hình khối sống động.
Phân tách giữa phần diềm và phần trung tâm là hai đường chỉ nổi tạo khuôn hình lá đề. Trung tâm lá đề trang trí hình đôi chim phượng dâng ngọc báu.
Đồ án đôi chim phượng được thể hiện ở tư thế nhún đẩy dâng ngọc báu, đầu ngẩng cao, hai mỏ chụm lại nâng đỡ ngọc báu. Về cơ bản 4 hình phượng tương đồng nhau với mỏ to và mào lớn hướng về phía trước giống như mỏ và mào của chim công, mắt, hàm to và tròn giống chim trĩ, hai bên hàm bờm dài uốn ngược về phía trước cùng nhịp với mào và đuôi, cổ cao giống cổ chim công, cánh dang rộng, thân tròn, đuôi dài giống đuôi chim công.
Kỹ thuật tạo tác hoa văn, tất cả bộ phận, chi tiết đều được khắc chìm bằng tay.
Nhìn tổng thể phượng trang trí trên Lá đề A20-2918 có nhiều nét giống công và trĩ là những loại chim đẹp thuộc họ trĩ sống phổ biến ở Nam Trung Hoa và Đông Nam Á trong đó có Đại Việt, nhưng lại rất hiếm có ở vùng Trung Nguyên của Trung Hoa. Chính sự sáng tạo của người thợ điêu khắc đã tạo ra sự khác biệt và nét đặc sắc cho hình tượng chim phượng thời Lý-Trần.
Những nét đặc sắc này của hình tượng chim phượng thời Lý, thời Trần không còn xuất hiện trên hình tượng chim phượng thời Lê sơ và các thời kỳ sau này. Kỹ thuật tạo tác hoa văn, tất cả bộ phận, chi tiết đều được khắc chìm bằng tay với các đường nét tả thực vừa rõ nét và hết sức sinh động.
Lá đề A20-2918 là một trong những hiện vật nguyên gốc, tiêu biểu đặc sắc phát hiện trong lòng đất Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu thuộc khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần. Đây cũng là hiện vật độc bản, được tạo tác hoàn toàn thủ công do vậy, đó là sản phẩm đơn chiếc và độc bản, không có hiện vật nào hoàn toàn giống với hiện vật này.
Bên cạnh những giá trị tiêu biểu về lịch sử, giá trị nghệ thuật và tư tưởng, Lá đề A20-2918 còn là một tư liệu đặc biệt quan trọng cho việc nghiên cứu nghệ thuật, kiến trúc và tư tưởng thời Lý và Đại Việt thời Lý-Trần.
Theo thống kê chưa đầy đủ, loại lá đề cân cỡ lớn trang trí trên bờ nóc kiến trúc thời Lý, thời Trần được phát hiện ở các địa điểm: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), chùa Long Đọi (chùa Đọi- Hà Nam), Tam Đường (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), lăng Tư Phúc, Thái Lăng (Quảng Ninh), Nậm Dầu (Hà Giang).
Tại Hoàng thành Thăng Long, ít nhất 4 tiêu bản, trong đó có 3 tiêu bản trang trí phượng, 1 tiêu bản trang trí rồng. Tiêu bản rồng được phát hiện tại Khu E, tiêu bản này chỉ còn một số mảnh thân lá đề, không có mảnh bệ, tổng diện tích số mảnh còn lắp ghép lại bằng khoảng 1/3 tổng diện tích toàn thân của lá đề.
Tiêu bản lá đề cân trang trí hình rồng được phục nguyên một phần căn cứ trên tư liệu của Lá đề A20-2918 được công nhận bảo vật quốc gia. Các tiêu bản này có kích thước nhỏ hơn so với Lá đề A20-2918, trang trí kém tinh xảo hơn và đều được cho là có niên đại thời Trần thế kỷ XIII.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'