Nếu Khang Hi không truyền ngôi cho Ung Chính mà chọn người này, Thanh triều có thể sẽ lớn mạnh, chưa chắc đã bị liên quân 8 nước uy hiếp
Không phải Hòa Thân, đây mới là 'tham quan đệ nhất' thời nhà Thanh / Vì sao phi tần thời nhà Thanh sau khi thị tẩm xong lại không được ở lại tẩm cung Hoàng đế qua đêm?
Vào thời phong kiến, cổ nhân thường mong muốn có đông con nhiều cháu, đồng thời cũng đặc biệt coi trọng việc có con trai để nối dõi tông đường.
Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, đối với hoàng tộc mà nói, việc có quá nhiều con trai đôi khi sẽ khiến cho những cuộc tranh giành quyền lực càng trở nên khốc liệt.
Và cuộc chiến tranh ngôi giữa 9 vị Hoàng tử của Khang Hi đế được sử sách ghi lại với tên gọi "Cửu tử đoạt đích" chính là minh chứng cho điều này.
Người chiến thắng sau cùng của cuộc chiến khốc liệt ấy không ai khác ngoài Ung Chính đế - vị Hoàng tử thứ 4 của Khang Hi.
Thế nhưng ngoài nhân vật nói trên, trong số 9 vị Hoàng tử tranh ngôi lúc bấy giờ vẫn còn có 1 người vô cùng xuất sắc.
Thậm chí có ý kiến cho rằng, nếu năm xưa tiên đế truyền ngôi cho vị a ca này, Đại Thanh có thể sẽ trở thành cường quốc có 1-0-2.Vị Hoàng tử truyền kỳ nói trên chính là Thập tam a ca Dận Tường.
Những truyền kỳ về vị Hoàng tử văn võ toàn tài, tiền đồ xán lạn của Khang Hi
Tranh chân dung Ái Tân Giác La Dận Tường .(Nguồn: Baidu).
Ái Tân Giác La Dận Tường (1686 – 1730) là vị Hoàng tử thứ 13 (tính trong số các Hoàng tử còn sống đến tuổi trưởng thành) của Khang Hi đế.
Sinh thời, ông nổi danh là người sống nghĩa hiệp và cương trực. Cũng bởi vậy nên Dận Tường còn được người đời tôn xưng là "Hiệp vương".
Vị Thập tam A Ca này còn được biết tới là nhân vật văn võ song toàn.
Tương truyền rằng trong số các Hoàng tử, tài thư pháp của Dận Tường vô cùng xuất sắc và từng được quần thần công khai tán dương.
Không chỉ vậy, ông cũng được miêu tả là người giỏi võ nghệ, cưỡi ngựa, bắn cung đều rất mực tinh thông.
Bởi vậy cho nên người thầy từng dạy học cho ông là Hà Trác cũng phải khen rằng Dận Tự nhất định sẽ là người có tương lai vô cùng xán lạn.
Thập tam A ca Dận Tường được biết tới là người văn võ toàn tài. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Dận Tường văn võ song toàn, tư chất xuất chúng, thông minh hơn người, nhưng tính cách không màng danh lợi, thuộc về kiểu người nói ít làm nhiều, chẳng hề khát vọng bản thân được lưu danh sử sách.
Cho nên sau cùng, Ái Tân Giác La Dận Tự lại quyết định trở thành người đứng sau Ung Chính đế trong công cuộc tranh ngôi.
Bằng tài năng và sự cơ mưu của mình, ông đã có công giúp anh trai thành công đăng cơ.
Sau khi Ung Chính lên ngôi, Dận Tự được ban cho nhiều chức vụ quan trọng. Ông tiếp tục tận tâm tận lực trợ giúp nhà vua củng cố triều chính.
Bởi vậy nên trong số những Hoàng tử cùng thời, Dận Tự luôn được biết tới là người anh em thân thiết nhất của Ung Chính đế.
Nếu Khang Hi truyền ngôi cho Dận Tường, Thanh triều rất có thể có kết cục khác
Có ý kiến cho rằng nếu Thanh triều không bế quan tỏa cảng thì lịch sử của vương triều này sẽ thay đổi. (Tranh minh họa: Nguồn Baidu).
Có nhiều quan điểm cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Thanh triều rớt đài chính là do chính sách bế quan tỏa cảng.
Vì thế, có ý kiến cho rằng nếu lập một vị Hoàng đế khác có chính sách ngoại giao bao dung hơn thì cục diện rất có thể sẽ thay đổi. Và Dận Tường là một người như vậy.
Sinh thời, ông là một người có tinh thần học hỏi cao và rất coi trọng văn hóa. Đây cũng là lý do khiến cho các nhà truyền giáo ở Đại Thanh khi ấy đều cảm nhận được sự hiếu khách cũng như lòng tôn trọng mà Dận Tường dành cho họ.
Tương truyền rằng năm xưa, có người tình cờ nói cho ông nghe về người Do Thái. Nếu là người khác, hẳn sẽ chú ý tới nhất cử nhất động của nhóm người này trên lãnh thổ Đại Thanh, thế nhưng Dận Tường nghe xong thì lại một mực muốn tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi về họ.
Dận Tường là người thích tìm hiểu, học hỏi và khám phá những thứ mới lạ từ nước ngoài. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Bên cạnh đó, Dận Tường còn luôn hứng thú tìm hiểu về những thứ mới lạ ở nước ngoài. Điều này được cho là rất giống với người cha Khang Hi của ông.
Năm xưa khi Khang Hi còn tại thế và Dận Tường còn chưa bị thất sủng, ông thường được vua cha gọi vào cung để chia sẻ về những món đồ mới lạ đến từ Tây phương.
Vì vậy, có thể tưởng tượng được rằng nếu Khang Hi truyền ngôi cho Dận Tường, việc Thanh triều bế quan tỏa cảng có lẽ sẽ không xảy ra.
Chỉ tiếc rằng sau khi Thái tử Dận Nhưng bị phế, Dận Tường bỗng nhiên bị thất sủng. Cũng kể từ đó, Khang Hi cho tới lúc qua đời đều không trọng dụng người con này.
Mặt khác, với tính cách của Dận Tường, ông cũng sẽ không cố chấp tranh giành sự sủng ái của vua cha hay nhắm vào hoàng vị.
Vì vậy, suy cho cùng, Ái Tân Giác La Dận Tường cũng rất khó có thể trở thành Hoàng đế trong bối cảnh tranh giành khốc liệt như vậy…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'