Nếu không gián tiếp giết chết nhân vật này, chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng có thể đã thành công
Hé lộ võ tướng số 1 Tam Quốc, hoàn hảo nhưng vẫn thua thiên tài quân sự trăm trận trăm thắng của Việt Nam / Mở mộ Trương Phi, giới chuyên gia sững người phát hiện sự thật bị Tam Quốc Diễn Nghĩa che giấu bấy lâu
Nổi bật trong số này phải kể đến Gia Cát Lượng.
Trong suốt cuộc đời phò tá cho Lưu Bị, cũng đã từng có người khiến Gia Cát Lượng không hài lòng và những người này nếu không chết, đã có thể thay đổi cục diện thời Tam Quốc rất nhiều.
Một trong số đó là Lưu Phong - con nuôi Lưu Bị. Gia Cát Lượng đã khuyên Lưu Bị phải loại bỏ nhân vật này, nếu không làm như thế, rất có thể chiến dịch Bắc phạt đã thành công.
Hình ảnh nhân vật Lưu Phong trên phim.
Vậy rốt cuộc Lưu Phong có tài năng gì mà Gia Cát Lượng phải tính đến nước phải giết?
Lưu Phong không chỉ tài hoa thông minh hơn người, anh dũng thiện chiến mà cũng là một trong những tướng tài đắc lực của nước Thục.
Trong giai đoạn đầu nhà Thục Hán, vốn chẳng có ai để ý tới một tướng nhỏ vô danh như Lưu Phong, nhưng đến giai đoạn sau nhà Thục Hán, Lưu Phong đã thể hiện, phát huy được tài đức của bản thân, giúp ông trở thành một đại tướng quân trong lòng mọi người, được nhiều người đánh giá cao.
Bấy giờ nhiều người đều cho rằng, Lưu Phong chỉ cần rèn luyện thêm một thời gian nữa thì nhất định có thể trở thành một đại tướng quân lưu danh thiên cổ, từ đó có thể thấy được tài năng của Lưu Phong rất xuất chúng, không chỉ được thuộc hạ sùng bái ông mà ngay cả thượng cấp cũng rất xem trọng, tán dương ông.
Chúng ta đều biết Lưu Bị về già có một đứa con trai. Ban đầu Lưu Bị nhận nuôi Lưu Phong, rất có thể đã sắp xếp để truyền lại cơ nghiệp xuân thu của mình cho Lưu Phong, nhưng sau này, sự ra đời của Lưu Thiện đã khiến Lưu Bị thay đổi suy nghĩ này.
Lưu Phong thuở thiếu thời đã bộc lộ tài năng hơn người, cũng đã nhiều lần tham gia chinh chiến, lập được nhiều công lao. Nhưng khi Quan Vũ đánh mất Kinh Châu, Lưu Phong lại khoanh tay đứng nhìn từ chối giúp đỡ, làm trái mệnh lệnh, xem mệnh lệnh của Lưu Bị như gió thổi qua tai, không làm theo.
Hành động này cũng khiến Gia Cát Lượng không hài lòng. Ông cho rằng Lưu Phong quá thông minh, nếu như bảo thủ lại không nghe lệnh quân chủ, giữ lại ắt sẽ có họa về sau, cho nên nhất định phải loại bỏ người này. Đây chính là những lý do khiến Gia Cát Lượng nảy sinh suy nghĩ muốn diệt trừ Lưu Phong.
Gia Cát Lượng đã nói với Lưu Bị rằng: "Phong cương mãnh, dị thế chi hậu chung nan chế ngự." Ý của câu này là: Lưu Phong có thực lực cũng rất mạnh, là con nuôi của Lưu Bị, mà Lưu Thiện con ruột ông lại có chút mềm yếu, sau này khi Lưu Bị chết đi, e rằng có thể sẽ xảy ra biến cố.
Sau câu nói này của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã ban chết cho Lưu Phong.
Giây phút trước khi chết, chính Lưu Phong cũng hối hận vì hành động mình đã làm. Ông nghĩ rằng nếu khi đó bản thân mình nghe theo mệnh lệnh của cấp trên thì đã chẳng rơi vào kết cục như thế này.
Còn Gia Cát Lượng cũng bởi vì mất đi một danh tướng như Lưu Phong, nên Bắc phạt mới liên tục thất bại, không giành được thắng lợi.
Có thể thấy rằng, trong lịch sử của Thục Hán, Lưu Phong quả thực giữ một vị trí thống lĩnh quan trọng. Sự tồn tại của ông thực sự có thể góp phần thay đổi thế cục của chính quyền Thục Hán về sau, chỉ tiếc là ông phải bỏ mạng quá sớm mà thôi.
Bạn nghĩ sao về điều này?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn