Nếu như bạn vẫn không biết tẹo nữa ăn gì thì đây là loài động vật chỉ cần phơi người ra nắng cũng có thể no căng bụng
Những sinh vật không cánh biết bay kỳ lạ / Những sinh vật sống thọ nhất Trái Đất
Đối với rất nhiều người, họ phải trải qua ba câu hỏi cực kỳ cân não mỗi ngày đó là: Ăn gì vào buổi sáng? Ăn gì cho bữa trưa? Tối nay ăn gì? Nhưng thường thì sẽ nghĩ mãi chẳng ra và chẳng biết mình muốn ăn gì và một vài trong số họ sẽ chọn cách chẳng ăn nữa. Và sẽ thật tuyệt nếu chúng ta có thể no căng bụng bằng cách phơi mình dưới nắng. Nhưng điều này dường như là không thể, vì chúng ta biết rằng động vật không thể thực hiện quá trình quang hợp như thực vật. Tuy nhiên, có một loài động vật biển lại khá kỳ lạ, chúng biết cách để tự biến cơ thể của mình chuyển sang màu xanh và chẳng cần ăn gì trong nhiều ngày mà vẫn có thể "no bụng".
Màu xanh này có thể giúp cho chúng quang hợp và không cần phải lo lắng về thức ăn cũng như nước uống. Bạn không nghe nhầm đâu, đây là một loài động vật có khả năng quang hợp của thực vật. Thế nhưng để có được màu xanh lá như vật thì trước đó chúng phải "đánh cắp" lục lạp của một loài tảo biển.
Elysia chlorotica hay còn gọi là sên biển xanh lục bảo hoặc sên biển xanh là một thành viên của gia đình sên biển khổng lồ. Là một loài động vật chân bụng, nó có hai xúc tu bắt mắt ở trên đỉnh cơ thể. Trên thực tế, trong giai đoạn sơ sinh, toàn thân nó có màu nâu đỏ.
Ngoài ra loài ốc sên này có một đặc tính khá lười biếng, chúng rất ít khi di chuyển và chỉ thích nằm im 1 chỗ cả ngày. Và kẻ thù bên ngoài của chúng cũng rất nhiều, có thể kể đến như cá rạn san hô, tôm, cua, và bạch tuộc...
Dù nằm dài cả ngày nhưng chúng có thể thoát thân nhanh chóng nếu bị thiên địch tấn công, bí kíp nằm ở sự cố gắng ngụy trang của chúng. Sên biển xanh có món ăn ưa thích là là tảo biển. Khi chúng ăn tảo, chúng sẽ không tiêu hóa hoàn toàn và thải ra ngoài, thay vào đó, chúng sẽ kết hợp lục lạp trên tảo vào cơ thể mình.
Ngay sau đó, cơ thể chúng sẽ từ từ chuyển sang màu xanh, khiến cho chúng dễ dàng ngụy trang với đám tảo biển. Ngay cả những con bạch tuộc thông minh cũng sẽ nghĩ rằng đây là những chiếc lá xanh. Tuy nhiên lượng lục lạp mà loài ốc sên này "đánh cắp" không chỉ giúp cho chúng có mỗi khả năng tự bảo vệ. Các nhà khoa học tin rằng nó cũng có thể thực hiện quá trình quang hợp và lấy năng lượng như thực vật. Bằng cách này, sên biển xanh lục bảo chỉ cẩn tìm một nơi để có thể đón được ánh sáng mặt trời rồi chẳng cần phải lo nghĩ xem tẹo nữa sẽ phải ăn gì và vẫn no bụng. Nhưng câu hỏi đặt ra là loại tảo biển nào đã bị sên biển xanh đánh cắp lục lạp?
Ngay từ những năm 1970, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu vấn đề thú vị này. Họ liên tục quan sát tập tính sống của loài ốc sên biển xanh này và cuối cùng cũng khám phá được bí mật của loài này. Hóa ra khi còn nhỏ, chúng đã chủ động đi tìm một loại tảo biển có tên Vaucheria litorea. Đây là một loại tảo nhân thực, chủ yếu sống ở các vũng nước nông và đầm lầy muối ở bờ đông nước Mỹ.
Chúng không ăn tảo Vaucheria litorea ngay khi tìm thấy mà phải mất nhiều ngày mới ăn được, cách ăn của chúng cũng không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Chúng dùng răng và lưỡi để xuyên thủng thành tế bào tảo và sử dụng hệ tiêu hóa để tiêu hóa và hấp thụ.
Với các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loài sên biển khác cũng ăn cắp lục lạp từ các loài tảo khác. Nhưng không giống như sên biển xanh, các loài sên biển này có thể tích trữ lục lạp trong mang sừng để tận dụng một phần của quá trình quang hợp. Nhưng lượng lục lạp này không tồn tại lâu và chúng phải liên tục "đánh cắp" và bổ sung lục lạp để duy trì quá trình quang hợp.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lục lạp ở sên biển xanh lại hoàn toàn khác, chúng có thể duy trì sự ổn định lâu dài của lục lạp và có thể hoàn toàn thoát khỏi chế độ ăn uống thông thường của các loài động vật và bước vào trạng thái chỉ cần nằm phơi bụng cũng đủ no.
Nói cách khác, chỉ cần được hấp thụ lục lạp một lần, sên biển xanh có thể tồn tại gần 10 tháng mà không cần ăn uống. Và tuổi thọ của sên biển xanh chỉ khoảng một năm, nên cũng có thể nói chúng chỉ cần ăn một lần mà no một đời.
Vậy làm thế nào mà sên biển xanh có thể giữ cho lục lạp trong cơ thể của nó hoạt động lâu đến thế? Nghiên cứu cho thấy loài sên biển màu xanh lá này không chỉ có thể "đánh cắp" lục lạp mà chúng còn có thể "ăn cắp gen". Trên thực tế, trong tự nhiên, các ví dụ về "ăn cắp gen" có thể phổ biến hơn nhiều so với trí tưởng tượng của con người. Và đây có thể là một lối tắt tiến hóa hiệu quả hơn cho các sinh vật.
Khác với phương pháp "di truyền dọc" được truyền từ thế hệ trước xuống thế hệ sau, phương pháp "đánh cắp" gen này được gọi là "di truyền ngang" - điều này có thể thấy phổ biến ở các loài nấm độc. Nghiên cứu hiện tại cho thấy phương pháp này là một hiện tượng quan trọng, khiến mối quan hệ tiến hóa trở nên phức tạp hơn.
Ví dụ, tảo tuyết sống ở vùng có khí hậu cực lạnh là một loại sinh vật "ăn cắp gen". Để ngăn chặn các tinh thể băng xuyên qua màng tế bào của chúng, tảo tuyết phải tạo ra một loại protein liên kết với nước đá. Những gen này rất giống với một số gen của vi khuẩn cổ và nấm, và đây có thể được coi là những gen thiết yếu để tồn tại trong môi trường cực lạnh. Nhưng ở những vùng ấm hơn, không có loài tảo nào mang gen này. Do đó, các nhà khoa học tin rằng các gen cần thiết cho sự sống sót có được là nhờ thông qua chuyển gen ngang.
Mối quan hệ giữa sên biển xanh và tảo Vaucheria litorea mà chúng ta đang thấy bây giờ cũng là một ví dụ kinh điển về sự truyền gen theo chiều ngang. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sên biển xanh có thể tích hợp một phần gen nhân tảo mã hóa protein lục lạp vào gen của chính nó. Đây là lý do tại sao chúng chỉ cần ăn tảo một lần ấm no một đời. Mặt khác, còn có một giả thuyết cho rằng tảo Vaucheria litorea và sên biển xanh cũng có một "mối quan hệ cộng sinh" đặc biệt, đó là "cộng sinh nội sinh".
Giả thuyết này cho rằng cách đây 1,5 tỷ năm, vi khuẩn quang hợp tự do đã bị các tế bào tảo nhân thực dị dưỡng nuốt chửng. Nhưng điều kỳ lạ là lần này nó không bị hấp thụ hết mà bị giữ lại. Vi khuẩn quang hợp tiếp tục sản xuất năng lượng để duy trì sự tồn tại, phần năng lượng dư thừa sẽ được tế bào nhân thực hấp thụ và cả hai tạo ra một trạng thái cân bằng cùng có lợi. Theo thời gian, loại cân bằng này cuối cùng đã được hợp nhất và kết thúc mối quan hệ cộng sinh kỳ lạ đó.
Đối với con người, phương pháp đánh cắp các gen sinh học có khả năng được sử dụng để thiết lập một chương trình y tế mới để điều trị các bệnh di truyền. Ví dụ, trong tương lai, các chuyên gia y tế có thể lấy gen từ các sinh vật khác để điều trị một số bệnh cho con người, v.v.
Có lẽ một ngày nào đó, các nhà khoa học có thể tạo ra lục lạp nhân tạo hoạt động bên ngoài cơ thể thực vật, và trực tiếp thu hoạch năng lượng mặt trời để đáp ứng nhu cầu của con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất