Ngạc nhiên với cách san hô tự bảo vệ mình trước sự gia tăng nhiệt độ nước biển
Nếu không luận địa vị và quan hệ, ai mới xứng đáng là danh tướng số 1 dưới trướng Tào Tháo? / 8 vụ mất tích máy bay lạ lùng nhất thế giới
Các nhà nghiên cứu phát hiện san hô phát ra màu sắc để cố gắng khuyến khích tảo quay trở lại.
Nhiều loại san hô đưa tảo vào các tế bào của mình để giúp cả hai cùng phát triển. Tuy nhiên, chỉ cần nhiệt độ tăng lên 1 độ C cũng có thể gây ra vấn đề cho sự cân bằng trên khiến tảo bị mất đi. Điều này khiến cho bộ khung của san hô tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời thường dẫn đến san hô bị chết. Hiện tượng này gọi là tẩy trắng san hô.
Hiện tượng san hô bị tẩy trắng diễn ra khi nhiệt độ nước đạt 30 - 31 độ C do biến đổi khí hậu. Nó sẽ phải thải ra tảo cộng sinh bên trong các mô của mình vốn đóng vai trò là nguồn thức ăn. Nếu tình trạng nước ấm kéo dài hơn vài tuần, san hô sẽ chết.
Các nhà khoa học từ phòng thí nghiệm rạn san hô của ĐH Southampton vừa công bố một báo cáo trên tạp chí Current Biology. Họ đã quan sát thấy một số san hô tạo ra "lớp chống nắng" bằng một lớp màu sắc trong thời gian nước nóng lên chút ít hoặc trong thời gian ngắn.
Nhóm nghiên cứu tin rằng, những màu sắc neon sáng này được phát ra để khuyến khích tảo quay lại. Giáo sư Jorg Wiedenmann giải thích: "Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng việc tạo ra màu sắc này bao gồm cơ chế tự điều chỉnh, được gọi là vòng phản hồi quang học, với sự tham gia của các đối tác cộng sinh (san hô và tảo)".
"Ở san hô khỏe mạnh, đa số ánh nắng Mặt trời được hấp thụ bởi các sắc tố quang hợp của tảo cộng sinh.
Khi san hô mất cộng sinh này, ánh sáng dư thừa sẽ vào bên trong mô, được phản chiếu bởi xương san hô trắng. Tuy nhiên, nếu các tế bào san hô vẫn có thể tiếp tục thực hiện ít nhất một số chức năng bình thường của mình, bất chấp áp lực môi trường gây ra hiện tượng tẩy trắng, mức ánh sáng bên trong tăng lên sẽ thúc đẩy việc tạo ra các sắc tố quang học đầy màu sắc.
Lớp chống nắng này sẽ thúc đẩy sự trở lại của vật cộng sinh" - GS Jorg Wiedenmann cho biết thêm.
Tiến sĩ Cecilia D’Angelo, giảng viên sinh học phân tử san hô tại ĐH Southampton nói thêm: "Thật không may, các đợt tẩy trắng san hô toàn cầu gần đây do nước ấm bất thường gây ra đã khiến nhiều san hô chết, làm nhiều rạn san hô trên thế giới phải vật lộn để sinh tồn".
Mới đây, các nhà khoa học tuyên bố tìm ra cách làm san hô chống lại tác động của nước biển ngày càng ấm hơn bằng cách nuôi các chủng vi tảo mới và cho tiếp xúc với nhiệt độ ấm hơn trong 4 năm.
Sau đó, họ tiêm cho mỗi ấu trùng san hô một chủng vi tảo đó và cho chúng tiếp xúc với nhiệt độ tới 31 độ C trong một tuần. Họ thấy rằng, 3 trong số 10 chủng tảo đã bảo vệ được san hô khỏi bị tẩy trắng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?