Ngắm khỉ tuyết Nhật Bản tắm nước nóng thư thái như con người
Đầu xuân, khi thời tiết vẫn còn lạnh, khỉ tuyết rủ nhau ngâm mình trong hồ nước nóng ở công viên Jigokudani để giữ ấm và thư giãn như con người.
Biển 'nghĩa trang' tàu đắm và xác động vật ở lục địa đen / Những chiến binh động vật kỳ lạ trong lịch sử chiến tranh
Khỉ tuyết còn được gọi là khỉ Macaque, là một giống khỉ đặc trưng ở Nhật Bản. Khỉ tuyết có bộ lông màu xám nâu, mặt đỏ và đuôi ngắn.
Hiện có khoảng 160 chú khỉ tuyết sống trong công viên Jigokudani, thuộc vườn quốc gia Joshinetsu Kogen.
Để có thể ngắm nhìn những chú khỉ dễ thương này, du khách phải đi bộ 2km xuyên qua khu rừng băng tuyết.
Dù vậy, vẫn có nhiều du khách, đặc biệt là nhiếp ảnh gia bất chấp thời tiết khắc nghiệt và chi phí đắt đỏ để tới đây ngắm những chú khỉ tuyết đáng yêu.
Tuyết phủ trắng xóa khắp nơi, nhưng bầy khỉ tuyết chẳng hề lo lắng, bởi suối nước nóng ở Jigokudani là thiên đường thực sự của chúng.
Giống như con người, bầy khỉ tuyết thích ngâm mình trong nước nóng để giữ ấm, và tận hưởng những giây phút thư thái.
Hai chú khỉ tuyết đang tắm cho nhau dưới suối nước nóng, khuôn mặt toát lên vẻ sảng khoái.
Những chú khỉ mặt đỏ tưng bừng ngâm mình trong hồ nước nóng với vẻ mặt hưởng thụ.
Một gia đình nhà khỉ đang thư giãn bên bờ suối nước nóng.
Trong bức ảnh này có lẽ là khỉ mẹ đang "kỳ cọ" cho đứa con của mình.
Trong thế giới linh trưởng, khỉ tuyết sống ở nơi xa nhất về phương bắc Nhật Bản.
Mùa đông ở vùng núi Nhật Bản lại thường rất khắc nghiệt. Do đó, khỉ tuyết thường phải chịu đựng những đợt tuyết rơi mạnh và nhiệt độ đóng băng.
Khoảng khắc "tình tứ" của một đôi khỉ bên hồ nước nóng.
Do nằm trên núi ở độ cao 850m, công viên Jigokudani thường bị băng tuyết bao phủ ít nhất 4 tháng một năm, nhiệt độ có thể hạ xuống tới -15°C.
Theo các nhà nghiên cứu, ngâm mình trong suối nước nóng bốc hơi không chỉ giúp khỉ tuyết giữ ấm cơ thể mà còn giúp chúng giảm stress và tăng khả năng sinh sản.
Theo Thùy Linh/VOV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản
‘Quái vật’ ngỡ tuyệt chủng 100 năm bỗng 'hồi sinh' kỳ lạ, vẻ ngoài khiến ai nhìn cũng bất ngờ
Cột tin quảng cáo