Ngắm loài cỏ dại của quỷ chứa độc gây chứng sợ ánh sáng
Theo Bách khoa thư Britannica, cây cà độc Datura stramonium, còn được biết đến là bẫy của quỷ, chuông của địa ngục, cỏ dại của quỷ hay Jamestown weed. Đây được cho là cây bản địa của Ấn Độ được nhập vào châu Âu và một phần Bắc Mỹ. Sở dĩ nó có biệt danh là Jamestown weed vì người ta tin rằng thị trấn Jamestown ở Virginia là nơi đầu tiên nhập giống cây này từ Anh.
Loại cây này sống thành bụi cao từ 60-150 cm,rễ cây dài và dày, lá trơn, hoa màu trắng hoặc màu tím có hìnhphễu, quả có hình như quả trứng nhưng được bao quanh bởi vô số gai nhỏ và bêntrong có chứa vô số hạt màu đen.
Tất cả thành phần trên loài cỏ dại của quỷđều chứa độc tố ở cấp độ nguy hiểm như tropane alkaloids atropine, hyoscyaminevà scopolamine.
Nhiễm độc từ Datura stramonium thường tạo rachứng mê sảng, tăng thân nhiệt, tim đập nhanh, hành vi kỳ quặc và chứng sợ ánhsáng kèo dài trong nhiều ngày. Các triệu chứng này thường xảy ra trong khoảng30-60 phút sau khi ăn phải loại thảo mộc này. Nó có thể kéo dài từ 24-48 giờ,cũng có khi kéo dài đến 2 tuần.
Tuy nhiên, từ xa xưa cỏ dại của quỷ đã đượcsử dụng cho các mục đích y học. Người Zuni đã từng sử dụng loài cây này làmthuốc giảm đau cho những bệnh nhân bị gãy xương. Người Trung Quốc cũng sử dụngnó như một dạng thuốc gây tê trong suốt quá trình phẫu thuật.
Theo Novascotia.ca, thời cổ đại cây cà độc Daturastramonium còn dùng để chữa bệnh điên, động kinh và chứng u sầu. Gần đây, cácchế phẩm từ loài cây này được sử dụng làm thành phần cho một số loại thuốc hen.
Ở Việt Nam, loài cây này được trồng để phụcvụ mục đích y học và thường được gọi là cà độc dược lùn.
Giới y học khuyến cáo, dù cà độc dược lùn cótác dụng y học nhưng do có độc tố nên người dân không nên tự tiện pha chế thuốchoặc nấu để ăn mà cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'