Ngắm loài hoa "tàng hình" trắng muốt, bị ướt trở nên trong suốt như pha lê khiến ai cũng ngỡ ngàng
Kỳ thú "hoa" san hô hóa thạch 6.000 năm tuổi / Đời điệp viên ba đào của một hoa hậu Ba Lan
Diệp Hà Sơn - loài hoa với cấu trúc đặc biệt
Trên thế giới, có rất nhiều loài hoa có vẻ đẹp ấn tượng và quyến rũ, nhưng loài hoa Diệp Hà Sơn này lại rất đặc biệt. Nó có tên khoa học là Diphylleia grayi thuộc họ Berberidaceae. Thông thường, loài hoa này ban đầu nở là màu trắng đục, nhưng khi mưa xuống, nó sẽ chuyển sang màu trong suốt như tinh thể pha lê.
Khi cánh hoa khô, nó lại chuyển màu trắng trở lại. Cơ chế chuyển màu này hoạt động theo cách thức tương tự như áo thun màu trắng của một người khi bị ướt.
Cây hoa mọc trên các sườn núi ẩm ướt ở những vùng lạnh của Nhật Bản, Trung Quốc và dãy núi Appalachian ở Hoa Kỳ. Bạn có thể nhận ra ngay lập tức loài cây quý hiếm bằng những chiếc lá lớn như cây dù của nó.
Sự mất màu của cánh hoa khi bị ướt xảy ra do cấu trúc tế bào lỏng lẻo có trong những bông hoa trắng, chứ không phải do sắc tố bị rửa trôi. Khi trời mưa, nước lấp đầy trong các tế bào của cánh hoa, do đó làm cho nó trong suốt giống như nước. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu đặc điểm này mang lại lợi thế hay bất lợi cho những bông hoa nhỏ này. Khi khô, chúng trở lại màu trắng.
Thời điểm nở hoa và đặc điểm của hoa xương
Người Nhật gọi loài hoa này là Sankayou. Người Trung Quốc thì gọi bằng cái tên Diệp Hà Sơn.
Khoảng tháng 6 - 7 là thời điểm mà loài hoa Diệp Hà Sơn nở rộ nhất, mặc dù chúng đã phát triển từ mùa xuân. Cây “hoa xương” này có hoa mọc thành cụm hình ô, bởi vậy bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng. Hoa màu ngọc trai trắng (hoặc trong suốt nếu trời mưa) vươn trên các lá cây với hình dạng các cụm thiên thể nhỏ.
Với những người “săn hoa”, Diệp Hà Sơn có khả năng “tàng hình” này chắc chắn sẽ cuốn hút họ. Theo những nhà nghiên cứu Trung Quốc, Hoa xương hay Diệp Hà Sơn còn có thể là một bài thuốc tự nhiên quý hiếm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?