Khám phá

Ngắm sông, hồ Hà Nội từ trên cao

Những góc nhìn từ trên cao về hồ Tây, hồ Linh Đàm, sông Đuống ở Hà Nội.

Các Di sản Thế giới vừa được UNESCO công nhận / Loạt khách sạn hang động sang trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hà Nội là vùng đất có rất nhiều sông, hồ tự nhiên. Hệ thống sông, hồ này tạo cho thủ đô nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Sông Đuống và hình ảnh cây cầu Đuống nhiều năm tuổi nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Sông Đuống dài 68 km, là một nhánh chảy của sông Hồng nối với sông Thái Bình, đi qua địa phận Bắc Ninh.

Sông Hồng khu vực cầu Chương Dương và Long Biên. Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên nước ta dài 510 km. Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm).

Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng. Đây là một trong 7 cây cầu huyết mạch của thủ đô, được coi như công trình biểu tượng mới ở Hà Nội. Cầu được khánh thành ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.

 

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích hơn 500 ha và chu vi khoảng 14,8 km.

Một góc hồ Tây nơi các tuyến phố Trích Sài - Nguyễn Đình Thi - Văn Cao giao nhau. Quanh đây là các khu dân cư nhà thấp tầng tồn tại từ hàng chục năm qua, ít có sự thay đổi về mặt cảnh quan.

Nổi bật trên hồ Tây là ngôi chùa Trấn Quốc có lịch sử hơn 1.500 năm, được xây dựng dưới thời vua Lý Nam Đế. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã, tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Chùa Trấn Quốc có kiến trúc giống như một bông sen đang nở.

 

Hồ Bảy Mẫu nằm trong Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng. Hồ có hai đảo: Đảo Thống Nhất là một vườn hoa có cầu nối với cổng phía đường Lê Duẩn. Đảo Hòa Bình, gần bờ phía đông, là nơi mát mẻ, tĩnh mịch, dành cho khách muốn nghỉ ngơi.

Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay - Lê Thái Tổ - Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như Lục Thủy hay Thủy Quân. Đến thế kỷ 15, hồ được đổi tên thành Hoàn Kiếm, gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Hồ Linh Đàm với chu vi khoảng 1.400 m, là hồ lớn nhất quận Hoàng Mai, sát với phường Văn Điển và huyện Thanh Trì. Trên hồ, Hà Nội cho xây dựng tuyến đường Vành đai 3 trên cao bắc ngang qua nối các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy với cửa ngõ thủ đô.

 

Hồ điều hòa Nhân Chính khánh thành năm 2018, có diện tích mặt nước là 8 ha, tạo môi trường trong lành, tươi mát cho các khu đô thị mới xung quanh. Xung quanh hồ là hơn 5 ha công viên bao gồm hệ thống vườn hoa, cây xanh, đường dạo, quảng trường, đài phun nước, khu vui chơi giải trí, không gian ngầm đa chức năng...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm