Khám phá

Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam

Tồn tại trong 10 thế kỷ đầu Công Nguyên, văn hóa Óc Eo được đặt tên theo nơi di vật đầu tiên được phát hiện: cánh đồng Óc Eo- Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Chó Ngao Tây Tạng: Từ vật trang sức đại gia đến thực phẩm lẩu / Choáng váng kho trang sức cổ xưa nhất thế giới: 150.000 tuổi

Dựa trên các kết quả khảo cổ, có thể thấy Óc Eo là một xã hội phát triển có trình độ cao với nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Thương mại trong xã hội Óc Eo phát triển thịnh vượng với chứng cứ là những công trình thuỷ lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, những sản phẩm thủ công bản địa hay những đồng tiền bằng vàng, bạc, thiếc, các loại trang sức, con dấu bằng đá quý, thuỷ tinh… có nguồn gốc ngoại nhập. Học giả L.Malleret cho rằng văn hóa Óc Eo thuộc về một nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử sách Trung Quốc và Đại Việt ghi chép nhiều lần với cái tên Phù Nam.
Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam - Ảnh 2.

Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) hiện đang trưng bày bộ sưu tập cổ vật Óc Eo – Phù Nam. Ngay từ đầu thế kỷ 20, những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang). Từ sau năm 1975, nghiên cứu về văn hóa Óc Eo là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng của khảo cổ học Việt Nam. Những phát hiện mới đã làm cho diện mạo văn hoá Óc Eo ngày càng rõ nét, với khoảng thời gian trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên và khu vực phân bố từ lưu vực sông Hậu, sông Tiền đến lưu vực Vàm Cỏ - Đồng Nai.

Một trong những nhóm hiện vật nổi bật ở các di chỉ Óc Eo là các loại đồ trang sức và tiền kim loại. Chúng là sản phẩm của các nghề thủ công phát triển cao, đa dạng và tinh xảo hoặc của nền thương mại phát triển. Nhiều dấu vết của xưởng chế tạo đồ gốm, đồ trang sức và thương cảng cổ được tìm thấy ở các di chỉ lớn như Óc Eo - Ba Thê, Cạnh Đền (An Giang), Nền Chùa (Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp)… Tính chất cảng thị được thể hiện qua vị trí địa lý của các thành thị Óc Eo và những di vật mang đặc điểm văn hóa đến từ Ấn Độ, Điạ Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa… khiến văn hóa Óc Eo mang đậm yếu tố "quốc tế
Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam - Ảnh 4.

Vòng cổ vàng. Niên đại: Thế kỷ III đến thế kỷ VIII. Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam - Ảnh 5.

Khuyên tai đồng. Niên đại: Thế kỷ III đến thế kỷ VIII. Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam - Ảnh 6.

(1) Vòng tay vàng. (2) Lá vàng hình hoa. Niên đại: Thế kỷ III đến thế kỷ VIII. Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam - Ảnh 7.

Khuyên tai vàng. Niên đại: Thế kỷ III đến thế kỷ VIII. Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam - Ảnh 8.

Khuyên tai vàng. Niên đại: Thế kỷ III đến thế kỷ VIII. Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam - Ảnh 9.

Nhẫn vàng đính đá quý và khắc chữ Phạn. Niên đại: Thế kỷ III đến thế kỷ VIII. Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

 

Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam - Ảnh 10.

Tiền kim loại. Niên đại: Thế kỷ III đến thế kỷ VIII. Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm