Ngao Bái xin gặp Khang Hi lần cuối, quyền thần cởi áo, hoàng đế tuyên bố lập tức miễn tử hình, vì sao?
Để được hoàng đế sủng ái, Triệu Phi Yến đã nhét thứ này vào trong cơ thể mình / Kẻ thù tự nhiên của giun tròn sắt là gì? Ký sinh ở động vật chân đốt (về cơ bản không có kẻ thù tự nhiên) - bí ẩn chưa được giải mã
Khang Hi (1654 – 1722) là hoàng đế thứ ba của nhà Thanh, đồng thời là vị hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn Trung Quốc.
Trong lịch sử, Khang Hi được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất trong lịch sử của triều đại nhà Thanh. Ông cũng chính là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm cho vương triều này, sau một loạt các cuộc chiến tranh. Ông được xưng tụng làKhang Hi Đại đế.
Dưới sự trị vì của ông, nhà Thanh phát triển cực thịnh về nhiều mặt. Dù lên ngôi hoàng đế khi mới 8 tuổi, nhưng Khang Hi đã tự mình đứng ra xem xét việc triều chính từ khi còn nhỏ.
Trong cuộc đời lẫy lừng của Khang Hi Đại đế, không thể bỏ qua việc bắt Ngao Bái chỉ khi mới 15 tuổi. Theo đó, vào năm 1669, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, hoàng đế Khang Hi đã ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Thay vì xử tử hay tru di tam tộc, Khang Hi chỉ cách chức Ngao Bái, hạch ra hơn 30 đại tội và giam giữ trong ngục. Toàn bộ vây cánh của Ngao Bái cũng bị bắt giữ và những kẻ thân tín bị xử trảm.
Sau khi bị tống vào ngục, Ngao Bái trở nên u uất và không lâu sau lâm bệnh chết ở trong ngục. Hoàng đế Khang Hi cũng chính thức nắm quyền điều hành triều chính khi ông mới 16 tuổi.
Vậy, câu hỏi đặt ra rằng, vì sao Khang Hi không giết Ngao Bái dù quyền thần này tạo phản?
Trước hết, cần bàn tới thân phận và địa vị của Ngao Bái.
Ngao Bái nổi tiếng là nguyên lão tam triềuNgao Bái (1610 – 1669) là một trong bốn vị đại thần nhiếp chính dưới thời hoàng đế Khang Hi. Ông có xuất thân là dòng dõi công thần và được phong là Mãn Châu Đệ nhất dũng sĩ dưới thời Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.
Từ khi còn trẻ, Ngao Bái đã nổi tiếng vì có sức khỏe phi thường, tinh thông cưỡi ngựa bắn cung, đồng thời vô cùng dũng cảm, thiện chiến. Chính vì vậy, ông đã lập không ít công lao cho nhà Thanh. Ngao Bái rất trung thành với Hoàng Thái Cực. Ông từng đi theo Hoàng Thái Cực nam chinh bắc phạt để dẹp yên, mở mang khai quốc.
Dưới triều hoàng đế Khang Hi, Ngao Bái là một trong tứ trụ đại thần quyền cao chức trọng, thậm chí còn là nguyên lão tam triều. Cụ thể, năm 1661, Thuận Trị Đế băng hà, tam hoàng tử Huyền Diệp được kế vị, tức Khang Hi Đế. Trước khi băng hà, Thuận Trị Đế đã bổ nhiệm 4 đại thần làm phụ chính làSách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái.
Trong số 4 vị đại thần này, Ngao Bái là người có nhiều chiến công nhất và được phong thưởng nhiều, nên tỏ ra ngang hàng và coi thường tân đế. Ba vị đại thần còn lại duy chỉ có Tô Khắc Tát Cáp tuy ít nói nhất nhưng tính tình thẳng thắn cương trực, thường hay tranh luận với Ngao Bái.
Ngao Bái dần trở nên chuyên quyền. Một lý do quan trọng khiến Ngao Bái trở nên lộng hành như vậy là vì dựa vào uy tín và địa vị của mình dưới thời Hoàng Thái Cực. Ngao Bái tin rằng những đóng góp to lớn mà ông đã đạt được trong quá khứ sẽ cho phép ông có được quyền lực tối cao trong triều đình.
Chính vì vậy, Ngao Bái bắt đầu tiêu diệt những người bất đồng chính kiến với mình và áp chế các đại thần phụ chính có quan điểm chính trị khác nhau. Theo đó, năm Khang Hi thứ 5 (tức năm 1666), Ngao Bái giết hại Tổng đốc Trực Khang – Sơn Đông là Chu Xương Tô và Tuần phủ Vương Đăng Liên.
Trước sự chuyên quyền của Ngao Bái, đại thần phụ chính Tô Khắc Táp Cáp rất tức giận và hai người trở thành đối đầu nhau. Do Tô Khắc Táp Cáp có ít kinh nghiệm, đồng thời một mình một chủ trương, nên ông không chỉ đối đầu với Ngao Bái mà còn mâu thuẫn với Sách Ni, từ đó bị cô lập.
Mặt khác, Ngao Bái tìm cách vu cáo đại thần Tô Khắc Táp Cáp để buộc tội và thúc ép hoàng đế Khang Hi ban lệnh xử tử. Sau khi áp chế được các đại thần phụ chính, không còn ai phản đối nên Ngao Bái ngày càng chuyên quyền. Ngao Bái thậm chí còn muốn tiếp tục duy trì đường lối chỉ dùng người Mãn làm quan, hạn chế người Hán vào triều. Chính sự chuyên quyền và lộng hành của Ngao Bái khiến Khang Hi không hài lòng.
Đến năm 1667, khi Khang Hi 14 tuổi, dù đã tự mình đứng ra xem xét việc triều chính nhưng do Ngao Bái bè cánh đông và đang là phụ chính nên chưa thể trừ bỏ ngay. Ngao Bái được thể làm càn, thường cáo bệnh ốm không thể vào triều khiến hoàng đế trẻ phải đích thân đến tận nhà thăm hỏi. Tuy nhiên, khi tới tăm, Ngao Bái lại không hề ốm yếu. Mặt khác, thị vệ của hoàng đế còn phát hiện ở dưới đệm của Ngao Bái có một con dao.
Khang Hi đã triệu con của Sách Ni là Sách Ngạch Đồ vào cung để cùng bàn kế trừ Ngao Bái. Hoàng đế Khang Hi đã phong cho Ngao Bái làm Nhất đẳng công để khiến ông ta lơ là cảnh giác. Mặt khác, hoàng đế lấy cớ thích học võ nghệ để tuyển chọn nhiều người trong hàng ngũ con em thân vương làm thị vệ. Ngoài ra, Khang Hi lấy cớ điều bớt những vây cánh của Ngao Bái đi làm quan ở nơi xa.
Đến năm 1669, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi bất ngờ ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ, đồng thời kể tội và cách chức.
Ngao Bái cởi áo cho Khang Hi xem vì điều gì?Ngao Bái bị bắt giam ở trong ngục tối, tay chân bị xiềng xích nặng nề. Ngao Bái biết rằng tính mạng khó giữ nên đã bày tỏ mong muốn được gặp hoàng đế Khang Hi lần cuối. Khi Khang Hi tới, Ngao Bái đã cởi áo để hoàng đế nhìn thấy những vết sẹo trên cơ thể ông. Ngao Bái nói đây đều là những vết thương do cứu Hoàng Thái Cực trong cơn nguy nan.
Ngao Bái không ngờ rằng cả đời trung thành với Hoàng Thái Cực và nhà Thanh nhưng lại bị rơi vào hoàn cảnh này. Ông không những mất chức quan mà còn bị nhốt vào ngục tối. Sau khi để Khang Hi trông thấy cơ thể đầy những vết sẹo, Ngao Bái hét lên: "Bệ hạ, ta vì nhà Thanh vào sinh ra tử nhiều năm như vậy, người báo đáp ta như vậy sao?".
Khi Khang Hi nhìn thấy cơ thể đầy sẹo của Ngao Bái, vị hoàng đế trẻ tuổi chợt nhớ ra người này là từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, đại thần được cha ông là Thuận Trị Đế tin dùng, đồng thời có nhiều đóng góp cho nhà Thanh.
Những vết sẹo chằng chịt trên cơ thể và câu nói của Ngao Bái đã thành công chạm đến thiện tâm của Khang Hi, khiến vị hoàng đế trẻ tuổi rất xúc động. Do đó, hoàng đế Khang Hi đã để cho Ngao Bái một con đường sống. Khang Hi ra lệnh rằng do là nguyên lão tam triều, công trạng rất lớn, đặc biệt à công cứu sống Hoàng Thái Cực và phò tá Thuận Trị lên ngôi, nên hoàng đế tha chết cho Ngao Bái và chỉ giam giữ suốt đời trong ngục.
Như vậy, Ngao Bái chỉ bị giam giữ trong ngục đến khi chết, gia đình cũng không phải chịu án tru di tam tộc. Đây cũng được coi là sự bao dung của hoàng đế Khang Hi.
Đến năm Khang Hi thứ 52 (1713), vì nhìn nhận công tích của Ngao Bái, nên hoàng đế Khang Hi đã xá miễn và truy tặng tước Nhất đẳng Nam.
Có thể nói Ngao Bái là trường hợp đặc biệt, bởi với những tội trạng mà ông phạm phải, không chỉ sẽ bị xử trảm mà ngay cả gia tộc cũng phải chịu án tử.
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ