Ngày tàn của bộ tộc hoang dã chuyên săn đầu người
Một mình chen vào giữa đàn cá sấu, hà mã nhận về cái kết khiến ai cũng bất ngờ / Bộ tộc 'mũi quỷ' và sở thích làm đẹp kỳ dị
Bộ tộc Konyak đã từ bỏ tập quán chặt đầu người vào những năm 1960 sau khi họ cải đạo Thiên Chúa Giáo. Khi thế hệ người già của bộ tộc này ra đi, những kẻ săn đầu người đáng sợ một thời cũng sẽ biến mất.
Người Konyak vẫn sống trong những ngôi nhà cũ ở vùng đồi núi Nagaland, đông bắc Ấn Độ, nhưng họ đều đã 80 tuổi, một vài người còn hơn 100 tuổi.
Hãy cùng xem những bức ảnh cuối cùng của những người thợ săn đầu người mà nhiếp ảnh gia Wiktor Stadniczenko chụp lại.
Người Konyak thường đeo vòng xương và mũ da dê, những món đồ quý giá và thể hiện địa vị.
Chiếc “vương miện” xương trên đầu người đàn ông này được làm từ xác con thú mà ông giết được.
Những chiếc đầu trên vòng cổ của người đàn ông bên trái thể hiện rằng ông từng là một chiến binh dũng mãnh. Những hình xăm của người đàn ông bên phải thể hiện cho lòng dũng cảm trên chiến trường của ông.
Ba người Konyak ngồi quây quần bên đống lửa. Người đàn ông ngoài cùng bên phải đang đeo một cặp kính hiện đại.
Người Konyak vẫn sống một cuộc đời thô sơ trong những ngôi nhà làm từ tre trúc. Trong ảnh là 7 người già trong bộ lạc đang ngồi quanh một đống lửa.
Nhiếp ảnh gia Wiktor Stadniczenko chụp ảnh cùng những người dân Konyak.
Những người già dành phần lớn thời gian ngồi bên đống lửa, uống rượu và trà đen.
Một vài người trong bộ lạc được cho là đã thọ hơn trăm tuổi.
Phần lớn người dân Konyak đều bày tỏ sự nuối tiếc về quá khứ săn đầu người đầy tai tiếng.
Khi những người già trong bức ảnh này chết đi, tập tục săn đầu người của bộ lạc Konyak cũng sẽ chìm vào dĩ vãng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ