Khám phá

Ngày xưa thường có cảnh con cái bán mình để chôn cha, sao không tự đào hố mà chôn?

Ở thời cổ đại Trung Quốc, đất rộng người thưa nhưng người nghèo vẫn phải "bán thân chôn cha", nhất quyết không chôn ở những nơi hoang vu vì những lý do rất đặc biệt.

Ngôi làng nhiều gái đẹp nhất Việt Nam: Ai cũng sắc nước hương trời lại còn là hậu duệ của cung tần mỹ nữ xưa / Tại sao các tù nhân thời xưa lại yêu cầu hành quyết vào mùa thu và 3 giờ buổi trưa? Bí ẩn lớn đằng sau

Vào thời cổ đại phong kiến Trung Quốc, chuyện báo hiếu rất được coi trọng. Sau khi cha mẹ qua đời, nếu không có tiền, con cái hầu như đều phải chọn cách bán thân để trang trải chi phí lo liệu tang lễ.

Việc "bán thân chôn cha" vốn xuất phát từ Nhị thập tứ hiếu, kể lại câu chuyện của người con nhà nghèo tên Đổng Vĩnh, người đời Hán. Vì nhà nghèo, khi cha qua đời, Đổng Vĩnh không có tiền lo ma chay nên quyết định bán thân cho nhà giàu để lấy tiền lo tang lễ. Bởi người xưa rất coi trọng việc tang lễ và hiếu đạo, dù không có tiền cũng phải tìm mọi cách để lo ma chay cho người thân đã khuất.

Người ta truyền rằng tấm lòng hiếu thảo của Đỗng Vĩnh đã cảm động trời xanh, nên một tiên nữ mới tới giúp chàng. Đây chính là tích Đổng Vĩnh "mại thân táng phụ" (bán thân chôn cha).

1-tuc-chon-cat-thoi-xua-ngoisaovn-w1200-h800 2

(Ảnh minh họa)

Trong dân gian “đất âm” và “đất dương” là những loại đất khác nhau phục vụ hai loại người, “đất âm” dành cho người chết và “đất dương” dành cho người sống. Con người từ xưa đến nay đều có tục thờ cúng tổ tiên và cầu khấn tổ tiên đã khuất để được may mắn, báo đáp tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Tuy nhiên, thực tế cuộc sống của đại đa số người dân lao động nghèo, những người đã chịu nhiều đau khổ, tra tấn khi còn sống càng mong muốn được yên nghỉ, tốt đẹp hơn sau khi chết và có thể thoát khỏi thế giới trần tục, tận hưởng sự tự do và yên bình. Vì vậy việc tìm kiếm một “mảnh đất lý tưởng” cho những người thân đã khuất đã trở thành một trách nhiệm không thể trốn tránh đối với các thế hệ tiếp theo.

2-tuc-chon-cat-thoi-xua-ngoisaovn-w1920-h1080 1

(Ảnh minh họa)

Ngoài ánh sáng, bóng mát thôi chưa đủ, người xưa tin vào phong thủy và có những yêu cầu cụ thể về nơi chôn cất sao cho có lợi cho thế hệ tương lai, ví dụ như phải có núi và nước bao quanh, có thảm thực vật dày đặc và tầm nhìn rộng… Thời xưa, đất đai được phép sở hữu bởi cá nhân, vì vậy, nếu nhà bạn có nhiều đất, bạn có thể nhờ thầy phong thủy chọn chỗ râm mát trong nhà theo phong thủy để chôn cất. Nếu nhà bạn không có nhiều đất nhưng lại giàu có, bạn có thể bỏ tiền mua đất trực tiếp từ người khác dựa vào sự lựa chọn vị trí của thầy phong thủy. Khó khăn nhất là những người không có tiền, không có đất, họ rất khó tìm được một mảnh đất cho người thân để chôn cất nên phải “bán thân” để lấy tiền chôn cha.

3-tuc-chon-cat-thoi-xua-ngoisaovn-w1920-h1080 0

(Ảnh minh họa)

Nhiều người vẫn thắc mắc lý do vì sao người xưa không chôn cất người thân ở những mảnh đất vô chủ trong rừng bởi ở thời phong kiến cổ đại, đất rộng người thưa, dân cư chưa đông đúc như hiện nay. Hơn nữa, những vùng đất hoang vu lại ít người tới lui, thậm chí còn có thể có động vật hoang dã như hổ, sói rừng làm gia tăng nguy hiểm đến tính mạng. Việc chôn cất người chết ở những nơi hoang vu có thể khiến động vật hoang dã bới đất lên tìm kiếm thi thể để làm thức ăn.

Hơn nữa, người xưa cho rằng, việc chôn cất người thân ở những vùng đất hoang là bất kính với tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ. Do đó, dù nghèo khổ đến mấy, con cái đều không ngại bán thân cho địa chủ nhà giàu để có tiền mai táng cho cha mẹ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm