Nghề kiếm tiền "khủng" nhất thời cổ đại: Giàu có trong tích tắc nhưng cũng lụi tàn trong một giây
11 địa điểm chết chóc nhất thế giới / Hạ Cơ - mỹ nữ phóng đãng khiến nhiều người đàn ông tranh giành
Lúc bấy giờ, nghề buôn muối có thể nói là nghề hái ra vàng và cũng là nghề dễ dàng tan thành mây khói nhất. Một khi đối diện với sự thay đổi triều đại, tân Hoàng đế đa số sẽ bỏ hệ thống buôn muối của tiền triều, thay vào đó là nhà buôn mình tin tưởng nhất để dễ bề kiểm soát.
Ảnh minh hoạ
Từ đó có thể thấy, sự giàu có của nghề buôn muối gắn liền với sự ủng hộ của triều đình. Đến đây, chúng ta dễ dàng nhận ra triều đình sử dụng quyền lực để độc quyền nghề buôn muối như thế nào.
Trong lịch sử Trung Quốc, nghề buôn muối là đối tượng bị chiếm dụng để độc quyền kinh doanh trong một thời gian rất dài. Triều Hán và triều Đường từng lấy quyền lợi độc quyền buôn muối làm thủ đoạn trọng yếu để tăng thu nhập tài chính.
Thế nhưng, sự độc quyền kinh doanh buôn muối tuyệt đối nhất phải kể đến là ở thời Minh Thanh.
Nếu không có sự hỗ trợ toàn lực và chi phối từ đằng sau của chính quyền nhà Thanh thì nghề buôn muối ở Lưỡng Hoài không thể đạt cực thịnh như thế được.
Thông thường, một phần lợi nhuận từ buôn muối sẽ được cống nạp cho triều đình, coi như là chi phí giao dịch bắt buộc để đổi lại sự hỗ trợ từ phía sau. Như thế, cả triều đình và nhà buôn hình thành nên mối quan hệ cộng sinh, dựa dẫm vào nhau để cùng tồn tại.
Song, triều đình cũng không phải chỉ định nhà buôn muối để cùng "cộng sinh" một cách tùy tiện, mà phải qua một loạt suy xét trên nhiều phương diện.
Đầu tiên, thương nhân buôn muối phải có thế lực kinh tế từ trước. Như vậy, họ mới có thể cống nạp nhiều tài sản cho triều đình sau khi nhận được nguồn thu khổng lồ từ việc buôn muối.
Đồng thời, bối cảnh gia đình phải được triều đình tin tưởng. Điều này cũng dễ hiểu vì nghề buôn muối không phải là ngành nghề đơn giản, phải có đầy đủ bối cảnh kinh tế lẫn thế lực gia đình thì mới có thể dẫn dắt nhà buôn phát đạt và vận hành hợp lí được.
Ngoài ra, chắc hẳn sẽ có nhiều người không biết đến "buôn muối" chỉ là một tên gọi chung mà thôi. Buôn muối được tách thành hai loại lớn, hợp tác và phối hợp với nhau để tạo nên hệ thống đường buôn chỉn chu. Mỗi bên sẽ thu nguồn lợi bằng những cách khác nhau.
Loại thứ nhất là phụ trách thu mua, bán ra và phân phối. Dưới sự hỗ trợ của triều đình, các nhà buôn sẽ độc quyền toàn bộ thị trường muối và đảm bảo đường dây buôn muối phải được kiểm soát trong lòng bàn tay, tạo nên sự độc quyền hoàn chỉnh.
Loại thứ hai là phụ trách độc quyền vận chuyển. Các thương nhân vận chuyển phải nắm vững được khu vực lưu thông của muối. Bản thân của họ phải có thế lực đủ lớn để hợp tác với những nhà buôn muối, trở thành công cụ giúp các nhà buôn phân phối muối đến các khu vực tiêu thụ, từ đó tạo nên mối quan hệ cùng nhau có lợi.
Thương nhân tiếp tục đẩy nguồn lợi lên cao nhất với những thủ đoạn khác nhau. Muối được vận chuyển đến khu vực tiêu thụ sẽ có giá cao hơn mười mấy lần so với giá gốc. Cho dù trừ đi hao tổn, thất thoát trong quá trình vận chuyển thì vẫn có thể đảm bảo được lợi nhuận với con số không hề nhỏ.
Đến vùng tiêu thụ Lưỡng Hoài, muốn bán muối thì phải có giấy phép. Người trong ngành gọi loại giấy phép này là "Oa". Nếu như không có giấy phép cũng không sao, chỉ cần bỏ một số tiền lớn ra thì có thể mua được. Vậy nên, nhiều người thương nhân sỡ hữu nhiều "Oa" sẽ đầu cơ trục lợi, chờ những thương nhân khác đến bỏ tiền mua "Oa" của mình.
Bên cạnh đó, ngoài buôn muối, các thương nhân có thể buôn những loại lương thực khác để kiếm thêm lợi nhuận. Mặc dù lương thực không bị hạn chế độc quyền bởi triều đình, nhưng với điều kiện vận chuyển đồng thời với muối, các nguồn lương thực vẫn được người dân tiêu thụ rất lớn.
Hơn nữa, triều đại Hoàng đế Càn Long là thời kỳ gia tăng nhân khẩu chóng mặt, từ đó càng mở rộng thị trường tiêu thụ cho các nhà buôn hơn. Nhu cầu càng nhiều thì giá cả càng đắt đỏ, các thương nhân sẽ càng có nhiều lợi nhuận hơn.
Phải nói, nguồn lợi từ nghề buôn muối vô cùng khổng lồ. Bằng sự hỗ trợ độc quyền của triều đình và đầu óc kinh doanh linh hoạt, các thương nhân buôn muối tích lũy cho mình khối tài sản kếch xù. Từ đó, cuộc sống của họ vô cùng sung túc không kém gì vua chúa.
Mãi đến từ nửa sau thời đại nhà Thanh, triều đình gia tăng sức ép cống nạp lợi nhuận từ phía các nhà buôn muối, cộng thêm hệ thống quan lại trở nên bê bối,… nghề buôn muối dần trở nên khó khăn sa sút.
Về sau, triều đình thu hồi độc quyền với nghề buôn muối. Cùng với sự thay đổi triều đại, chế độ mới thay thế chế độ cũ, nghề buôn muối dần lụi tàn, các thương nhân giàu có khi xưa thậm chí còn rơi vào kết cục phải làm ăn xin ngoài đầu đường xó chợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn