Nghề nguy hiểm nhất thời nhà Thanh, có nhiều quy tắc, phải nín thở, sai một bước sẽ mất mạng
Dung mạo Hòa Thân trong thực tế lịch sử khác xa ông chú trên phim, như thế nào mà được mệnh danh “đệ nhất mỹ nam nhà Thanh”? / Loạt ảnh hiếm chụp mỹ nữ thời nhà Thanh dưới ống kính nhiếp ảnh gia Pháp
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, dưới sự trị vì của hoàng tộc Ái Tân Giác La. Trong triều đại này, người dân làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có một công việc nguy hiểm mà không phải ai cũng làm được. Đó là nghề cắt tóc cho hoàng đế.
Vào thời xưa, cả nam và nữ, người già hay người trẻ đều rất coi trọng mái tóc. Họ đều quan niệm rằng tóc phải để tự nhiên và không được tùy tiện cắt hay cạo bỏ. Tuy nhiên, sau khi người Mãn Châu nắm quyền lực, Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn - một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ đầu của nhà Thanh - đã ban hành lệnh cạo tóc nổi tiếng trong lịch sử.
Theo đó, tất cả đàn ông, từ trẻ nhỏ cho tới người già, đều phải để kiểu tóc đuôi sam đặc trưng của người Mãn. Kiểu tóc này có đặc điểm là phải cạo nửa đầu và tết tóc. Đuôi tóc thường được tết lại bằng dây. Đến khi cần là việc hoặc cần sinh hoạt, đàn ông người Mãn thường cuốn bím tóc lại ở sau đầu.
Ban đầu, có nhiều người Hán chống đối lại luật lệ bắt buộc cạo đầu và tết tóc này. Nhưng dưới dưới sự đàn áp gay gắt và khốc liệt của triều đình nhà Thanh, người Hán buộc phải tuân theo quy định cạo đầu, tết tóc như người Mãn.
Nghề cắt tóc từ đó cũng phát triển và trở nên phổ biến trong triều đại này. Cắt tóc, cạo đầu cho người dân bình thường đã khó. Đặc biệt, cạo đầu đòi hỏi người thợ phải rất cẩn thận bởi chỉ cần sơ sẩy một tý cũng có thể khiến khách hàng bị thương.
Tuy nhiên, một số ít người thợ thậm chí còn phải đối mặt với cái chết cận kề khi đảm nhận nhiệm vụ cạo tóc cho hoàng đế triều Thanh. Hoàng đếđược coi là "thiên tử", nắm giữ quyền lực tối thượng của đất nước. Chính vì vậy, vấn đề an toàn của hoàng đế luôn được đặt lên hàng đầu.
Tất cả mọi thứ từ quần áo, ăn uống cho đến những sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế cũng đều được giám sát, kiểm tra và có quy định khắt khe để đảm bảo an toàn cho "thiên tử". Đương nhiên, việc cạo tóc cho hoàng đế cũng được tiến hành một cách hết sức cẩn thận.
Theo truyền thống của người Mãn, dù tóc được tết gọn gàng phía sau, nhưng đàn ông thường xuyên phải cạo tóc nửa đầu để phục vụ cho việc du ngoạn hay đi săn bắt bởi trước kia khu vực họ sinh sống có địa hình hiểm trở. Do đó, hoàng đế cũng có nhu cầu cạo tóc như dân thường.
Nhưng cạo tóc cho hoàng đế lại khác xa người thường, bởi chỉ cần sơ sẩy là người thợ sẽ lập tức bị xử tử. Hơn nữa, trong quá trình người thợ cạo tóc cho hoàng đế, các thị vệ luôn đứng bên cạnh và quan sát kỹ tay cầm dao của thợ. Chỉ cần làm hoàng đế bị thương thì người thợ sẽ lập tức bị bắt giữ và đưa đến nơi xét xử.Vì vậy, cạo tóc cho hoàng đế trở thành một trong những nghề nguy hiểm nhất vào thời nhà Thanh.
Sửa tóc, cạo tóc cho hoàng đế có thể phải đối mặt với cái chếtViệc sửa và cạo tóc cho hoàng đế phải tuân theo nhiều quy định nghiêm ngặt trong cung. Theo đó, phủ Nội vụ của nhà Thanh đặt ra nhiều yêu cầu đối với thợ cắt tóc khi cạo tóc cho hoàng đế. Trước khi vào cung,những người thợ này phải thay đổi quần áo và sử dụng dao cạo chuyên dụng để cạo tóc cho hoàng đế.
Hơn nữa, khi bắt đầu cạo tóc cho hoàng đế, những người thợ cũng phải tuân thủ quy định khắt khe hơn. Đó là thợ cắt tóc chỉ được cạo tóc cho hoàng đế bằng tay phải. Trong khi đó, tay trái không được chạm vào bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của hoàng đế.
Đặc biệt, trong quá trình cạo tóc, thợ cắt tóc đôi khi còn phải nín thở, bởi nếu hơi thở thổi vào đầu của hoàng đế thì sẽ bị coi là tội khi quân, phạm thượng. Ngoài ra, thời gian cạo tóc cho hoàng đế cũng có yêu cầu nghiêm ngặt. Thông thường, việc cạo tóc cho hoàng đế sẽ bắt đầu khi mặt trời mọc ở hướng đông nam. Trở thành thợ cắt tóc của hoàng đế không chỉ đòi hỏi có kỹ thuật cao mà còn là "bài kiểm tra" về sự bình tĩnh và khả năng chịu áp lực.
Với những lý do trên, rõ ràng cạo tóc cho hoàng đế có thể được coi là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất vào thời nhà Thanh.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Người phụ nữ phát hiện bức ảnh của ‘người song trùng’ 200 năm trước, làm dấy lên nghi vấn du hành thời gian