Nghệ nhân 40 năm bảo tồn 20 loài lan Việt Nam quý hiếm là ai?
Ngắm vẻ đẹp 'quên sầu' của những loài phong lan siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam / Bí ẩn phong lan ma hiếm có khó tìm nhất thế giới
Với khát khao mãnh liệt “nhân và bảo tồn các giống lan quý của Việt Nam” trước nguy cơ tuyệt chủng, nghệ nhân Bùi Văn Phụng (nghệ danh Hai Phụng) mạnh dạn tiếp thu và ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật để hiện thực hóa ý tưởng.
Hơn 40 năm trồng và chăm sóc cây lan rừng, nghệ nhân Hai Phụng học hỏi được nhiều kinh nghiệm nhận biết lan quý, có bí quyết để lan ra hoa theo ý muốn, hoa nhiều cánh, sắc hoa đẹp và rực rỡ.
Nghệ nhân Hai Phụng bên trái giới thiệu nhân cấy phong lan.
Cũng ngần ấy thời gian, sưu tầm được hàng trăm giống lan quý của Việt Nam và các quốc gia lân cận, nếm trải những thất bại và cả những cung bậc của vinh quang, nghệ nhân Hai Phụng hiểu rõquy luật cung cầu, rủi may của nghề lan.
Chính vì vậy, nghệ nhân Hai Phụng mong muốn tự tay nhân giống để giúp bà con giảm rủi ro, đầu tư nhanh có lãi. Mặt khác, nghệ nhân Hai Phụng mong muốn bảo tồn các giống lan quý của Việt Nam nên mạnh dạn thử sức ở lĩnh vực mới - ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống và bảo tồn gen.
Để thực hiện ý tưởng táo bạo này, nghệ nhân Hai Phụng tham gia học kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật để tiếp thu công nghệ mới. Sau khi được đào tạo căn bản, nghệ nhân Hai Phụng mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng trang bị phòng cấy mô thực vật để thực hiện ước mơ.
Tuy nhiên, khi ứng dụng vào thực tế gặp nhiều trở ngại, ròng rã một năm tìm tòi, đúc kết từ những thất bại, thiệt hại trên 100 triệu thử nghiệm công nghệ, nghệ nhân Hai Phụng mỉm cười vì đã nhân giống thành công.
Tiếp tục theo đuổi kỹ thuật nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô, nghệ nhân Hai Phụng lai tạo thành công nhiều giống lan, trong đó có giống lan nổi tiếng “năm cánh trắng Hai Phụng” và một số giống lan như: ngọc điểm, phi điệp, kiếm, bạch tuyết, bạch đằng, hải dương.
Ứng dụng thành tựu của công nghệ nuôi cấy mô, nghệ nhân sản xuất hàng chục cây giống để cung cấp cho thị trường và bảo tồn được 20 giống lan quý.
“Trải qua 3 năm nhân giống và bảo tồn lan, tôi khẳng định, kỹ thuật nhân giống lan rừng khó thành công tuyệt đối, chỉ có thể nhân hàng loạt nhưng chắc chắn không thể tạo ra giống lan giống bố mẹ 100%. Nếu nhân thành công thì tôi đã giàu lâu lắm rồi. Tuy nhiên, vì đam mê nên tôi vẫn tiếp tục lai tạo để cho ra mặt hoa đẹp, mới và cánh hoa đẹp gần giống bố mẹ”.
Sau 40 năm chắt chiu kinh nghiệm, nghệ nhân Hai Phụng đã truyền nghề cho hàng vạn nông dân khắp nơi trong cả nước để họ xây dựng mô hình, phát triển và bảo tồn nghề lan.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Xuân, phó chủ tịch Hội Nông dân phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM cho biết, với trên 40 năm kinh nghiệm trồng, nhân giống, bảo tồn lan, nghệ nhân Hai Phụng đóng góp rất lớn cho ngành hoa cảnh.
Để tạo điều kiện cho ngành hoa lan phát triển, Hội Nông dân đã chọn mô hình của nghệ nhân Hai Phụng làm điểm tư vấn hỗ trợ nông dân trong lĩnh vực cung ứng vật tư, cây con giống sản phẩm hoa lan, tư vấn kỹ thuật trồng lan, hỗ trợ kỹ thuật cấy mô lan.
Từ vốn kiến thức tích lũy trong 40 năm trồng và chăm sóc hoa lan, nghệ nhân Hai Phụng chịu khó học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, từ đó ứng dụng thành công và chạm tới ước mơ bảo tồn gen cũng như phát triển nghệ thuật và phục vụ thị trường lan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?