Khám phá

Nghi vấn về bức họa lâu đời nhất của Leonardo Da Vinci

Mặc dù chỉ là một mảnh ngói nhỏ hình vuông vẽ Tổng lãnh thiên thần Archangel Gabriel tóc quăn, song đó cũng có thể là tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất còn tồn tại của Leonardo da Vinci – bậc thầy thời Phục hưng.

Định lý Pytago đã được áp dụng để xây Stonehenge trước khi tác giả ra đời / Bí ẩn siêu xe "ma ám" chở Thái tử Áo-Hung khi bị ám sát

Nếu được xác minh là đúng, viên ngói tráng men này có thể giúp các sử gia hiểu thêm về da Vinci thời niên thiếu, bởi tác phẩm mang ký hiệu 1471 này trên thực tế, có thể chính là một bức chân dung tự họa của ông – Về cơ bản là da Vinci đã tự đặt khuôn mặt mình lên trên bức họa thiên thần khi mới 18 tuổi.
Bức họa Tổng lãnh thiên thần Gabriel được vẽ trên một viên ngói bằng gạch men màu nâu đỏ, được cho là của Leonardo da Vinci, và gây nhiều hoài nghi. Ảnh: EPA-EFE/Rex/Shutterstock.
Bức họa Tổng lãnh thiên thần Gabriel được vẽ trên một viên ngói bằng gạch men màu nâu đỏ, được cho là của Leonardo da Vinci, và gây nhiều hoài nghi. Ảnh: EPA-EFE/Rex/Shutterstock.
Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại nhiều nghi vấn xoay quanh tính xác thực của bức vẽ. Theo The Guardian, Martin Kemp – giáo sư danh dự ngành lịch sử nghệ thuật tại Đại học Oxford và là một chuyên gia về Leonardo da Vinci, ngay lập tức đã bác bỏ khẳng định trên. “Khả năng đây là tác phẩm của Leonardo rất thấp, thậm chí còn nhỏ hơn không”, Kemp nói. “Những tuyên bố ngớ ngẩn về Leonardo chưa bao giờ chấm dứt”
Tuy nhiên, viên ngói vuông kích thước 8 x 8 inch (khoảng 20 x 20 cm) có thể nắm giữ những manh mối liên quan đến da Vinci, CNN dẫn lời Ernesto Solari – nhà sử học nghệ thuật và cũng là một chuyên gia về da Vinci; cùng với Ivana Rosa Bonfantino – một chuyên gia về các văn bản viết tay. Cả hai đều cho biết chữ ký và ngày tháng được ghi trên đường viền hàm dưới của thiên thần – đọc là “Da Vinci Lionardo” với “1471” – có vẻ rất giống với chữ viết tay của da Vinci.
Bên cạnh 1471 còn là những con số 52 và 72. Trong đó, 52 có thể được tham chiếu đến 1452 (năm sinh của Leonardo) – Solari nói, theo Tạp chí nghệ thuật đương đại Frieze. Trong khi 7 và 2 có thể được dùng để chỉ các chữ cái “G” và “B” (G là ký tự thứ bảy trong bảng chữ cái, và B là thứ hai), trong tên của Tổng lãnh thiên thần Gabriel. Những con số trên, có lẽ còn “hơn cả là một chữ ký, là một ví dụ điển hình của những vấn đề hóc búa nổi tiếng mà da Vinci yêu thích trong suốt cuộc đời mình” – The Times dẫn lời Solaris.
Khi phân tích chữ viết tay, Bonfantino đã lục lại các tài liệu được biết đến là thuộc về da Vinci, bao gồm cả bức thư mà ông viết cho Đức Hồng y Ippolito d'Este (năm 1507) và ký hiệu “1483” ghi trên bản hợp đồng cho bức họa “Virgin of the Rocks” – theo The Telegraph. Bonfantino nhận thấy số “1” trong “1471” có vẻ thấp hơn so với những con số khác, khá giống những tác phẩm trước đây của da Vinci.
Xuất xứ của viên ngói
Trong một cuộc họp báo tại Rome, Solari đã nói về cách mà con cháu của gia đình Fenice – quý tộc xứ Ravello (Italy) đã tìm thấy viên gạch men. Nó vốn thuộc sở hữu của gia đình suốt từ năm 1499, do Giovanna của Aragon – nữ công tước xứ Amalfi – tặng. Mặc dù vậy, mãi đến gần đây, gia đình họ vẫn không biết gì nhiều về nguồn gốc thực sự của tác phẩm nghệ thuật này. “May mắn thay là họ đã tình cờ nhận thấy viên gạch sáng hơn một chút so với những đồ vật khác khi đang dọn dẹp nhà cửa, và sau đó gọi cho chúng tôi" – CNN dẫn lời Sorlaris.
Solari cũng cho biết thêm rằng các kỹ thuật xác định ngày tháng được sử dụng, gồm có phát quang nhiệt (thường dùng để xác định niên đại đồ gốm cổ) đã ủng hộ cho giả thuyết rằng miếng ngói được tạo ra vào khoảng Thế kỷ 15 – theo The Guardian.
Có lẽ viên ngói đã được nung tại lò nung thuộc sở hữu của gia đình ông bà nội da Vinci -Solari nói. Tuy nhiên, đến năm 1471, đứa con ngoài giá thú không được thừa nhận Leonardo đã rời bỏ nhà (ở Vinci) để đến theo học nghề điêu khắc với bậc thầy Andrea del Verrocchio, The Guardian cho biết.
Ngày nay, hầu hết các tác phẩm nghệ thuật của da Vinci đều được lưu giữ trong các bộ sưu tập tại bảo tàng. Tuy nhiên, một vài trong số chúng là thuộc sở hữu cá nhân. Mới chỉ năm ngoái, một bức họa do da Vinci vẽ mang tên “Salvator Mundi” (Đấng cứu thế) đã được bán đấu giá tại Christie (New York, Mỹ), chốt ở mức 450,3 triệu USD, khiến nó trở thành bức tranh đắt nhất thế giới từng được bán.
Theo Khoa học & Phát triển
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm