Ngỡ ngàng cây đa cổ thụ 13 gốc lớn nhất Việt Nam, tuổi đời trên 300 năm và cao 10m, được công nhận là cây di sản
Cổ Loa có cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi được trồng trên đất 'đế vương': Là cây di sản Việt Nam, thuộc top 'cao niên' nhất / Hộ dân ở Hà Tĩnh có 300 gốc cây cổ thụ thuộc loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam: Luôn từ chối bán dù được trả giá hàng tỷ đồng
Cây đa 13 gốc ở xóm Trại (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) là cây đa cổ thụ lớn nhất Việt Nam, có tuổi đời trên 300 năm, là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Hải Phòng.
Cây đa 13 gốc là cây đa cổ thụ lớn nhất Việt Nam
Cây đa cao khoảng 10m, với hàng chục cành lớn tạo thành tán rộng có đường kính khoảng 40m. Cây có 13 gốc lớn, thẳng, gồm một gốc chính và 12 gốc phụ. Gốc chính có chu vi 8,2m, 12 gốc còn lại mọc quanh gốc chính, với chu vi từ 2 đến 5m.
Tổng chu vi của 13 gốc là trên 30m. Các gốc được nối với nhau bằng các cành có đường kính gần 1m đan xen nhau.
Cây đa cao khoảng 10m, với hàng chục cành lớn tạo thành tán rộng có đường kính khoảng 40m
Theo truyền thuyết, trong trận đánh quân Nam Hán xâm lược, Hai Bà Trưng cưỡi voi đi ngang qua, thấy cây đa xanh tốt, rợp bóng nên dừng chân bên gốc đa để nghỉ ngơi. Voi của hai bà đã dùng vòi bẻ ngọn đa để ăn, từ đó cây chỉ phát triển về chiều ngang, hạn chế về chiều cao do mất ngọn. Vì vậy ngày nay, cây đa có chiều cao khiêm tốn, chỉ khoảng chừng 10m, nhưng tán rộng cả trăm mét vuông.
Nhiều năm qua, bằng nguồn ủng hộ của nhân dân và khách thập phương, khu vực cây đa được đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống ghế đá cho người dân đến ngắm cảnh, nghỉ ngơi
Nhưng cũng có truyền thuyết lại cho rằng, xưa kia có một vị tướng trên đường đi đánh giặc đã dừng chân bên gốc đa và buộc ngựa vào cây khiến ngọn cây bị gãy. Từ đó cây không phát triển chiều cao mà phát triển theo bề ngang như ngày nay.
Dưới gốc đa có một miếu thờ, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm. Theo người dân địa phương, miếu đã có từ lâu đời, thờ đức thổ vượng, người có công giúp dân khai hoang, lập ấp. Ngoài ra miếu còn là nơi thờ các quan, thần, cô, cậu và những vong hồn không nơi nương tựa.
Dưới gốc đa có một miếu thờ, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm
Không ít người cho rằng, Bà Chúa Năm Phương đã về đây ngự trị nên tuần rằm, ngày lễ, ngày Tết, họ đều đến đây thắp hương, cầu khấn những điều tốt lành, may mắn. Tại đây, ngày 6/6 âm lịch hàng năm cũng được coi là ngày tiệc Chúa Bà Năm Phương.
Ở đây cũng nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan, gây phản cảm và mất an ninh trật tự
Nhiều năm qua, bằng nguồn ủng hộ của nhân dân và khách thập phương, khu vực cây đa được đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống ghế đá cho người dân đến ngắm cảnh, nghỉ ngơi quanh gốc cây. Ở đây cũng nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan, gây phản cảm và mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương và hình ảnh trong mắt du khách.
Năm 2014, cây đa 13 gốc đã được công nhận là cây di sản Việt Nam
Ban quản lý di tích và chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều cách để chăm sóc, bảo tồn cây, giúp cây chống chọi được với gió bão. Năm 2014, cây đa 13 gốc đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?