Khám phá

Hộ dân ở Hà Tĩnh có 300 gốc cây cổ thụ thuộc loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam: Luôn từ chối bán dù được trả giá hàng tỷ đồng

Sau hàng chục năm với biết bao công sức, đến năm 2020, ông đã sở hữu trên 300 gốc cây cổ thụ thuộc loại quý hiếm hàng đầu Việt Nam, có những cây đường kính lên đến 1m. Dù được thương lái trả mức giá rất cao nhưng ông luôn từ chối chặt cây.

Tại sao chúng ta lại sơn màu trắng lên các thân cây? / Loại thực vật xâm lấn từng bị người dân Trung Quốc cứ gặp là phá, hơn 30 năm sau thành cây 'hái ra tiền'

Ảnh minh họa

Vào năm 1982, ông Trần Văn Sơn (thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã nhận giao khoán bảo vệ và chăm sóc 27 ha rừng. Ông cho biết:“Nói là rừng nhưng thời điểm đó cây gỗ có giá trị rất thấp. Chỉ có một ít cây gỗ lim, dổi. Thời điểm mà tôi nhận giao khoán rừng thì tình trạng phá rừng, chặt gỗ còn diễn ra phức tạp. Diện tích rừng thì lớn mà chỉ có tôi, thi thoảng có vợ phụ giúp nên tôi rất lo sợ bị mất rừng”.

Đến tháng 3/1986, ông Sơn gác lại công việc, tình nguyện lên đường nhập ngũ. Khoảng 3 năm sau, vì sức khỏe không đảm bảo nên ông xin phục viên về quê sinh sống và tiếp tục chăm sóc, bảo vệ số diện tích rừng đã được giao.

Hàng ngày, ông Sơn đều dành thời gian để đi kiểm tra rừng, chỉ khi nào nhìn thấy từng cây còn nguyên vẹn ông mới thở phào. Nhiều lúc đang nằm ngủ nghe tiếng chặt, tiếng cưa, ông lại phải chạy lên rừng. Đáng tiếc, có không ít lần leo đến đỉnh núi thì cây đã bị chặt đổ. Khoảnh khắc nhìn thấy “con cưng” của mình chết đi ông vô cùng hụt hẫng.

Ho-dan-o-ha-tinh-co-300-goc-cay-co-thu-thuoc-loai-go-quy-hiem-o-viet-nam-luon-tu-choi-ban-du-duoc-tra-gia-hang-ty-dong
Ho-dan-o-ha-tinh-co-300-goc-cay-co-thu-thuoc-loai-go-quy-hiem-o-viet-nam-luon-tu-choi-ban-du-duoc-tra-gia-hang-ty-dong

Bên cạnh việc chăm sóc rừng, ông còn tích cực trồng thêm các loại cây gỗ, đặc biệt là cây lim, cây dổi nhằm “phục dựng” lại cánh rừng. Đối với ông Sơn, tán cây lim rất đẹp, độ phủ bóng cao, có giá trị kinh tế nên ông rất thích loài cây này.

Ho-dan-o-ha-tinh-co-300-goc-cay-co-thu-thuoc-loai-go-quy-hiem-o-viet-nam-luon-tu-choi-ban-du-duoc-tra-gia-hang-ty-dong-10
Ho-dan-o-ha-tinh-co-300-goc-cay-co-thu-thuoc-loai-go-quy-hiem-o-viet-nam-luon-tu-choi-ban-du-duoc-tra-gia-hang-ty-dong-13

Hiện tại khu rừng của ông hầu như loại gỗ nào cũng có, trong đó giá trị nhất là trên 300 cây gỗ lim từ 20 năm tuổi đến hơn 40 năm tuổi cùng hàng trăm cây gỗ dổi quý. Có những cây lim đường kính lên đến gần 1m.

 

“Tôi nói thật, hiện nay tại huyện Hương Sơn không có rừng nào có nhiều gỗ lim lâu năm như thế này, đường kính trung bình từ 30cm đến gần 1m”, ông Sơn chia sẻ.

Ho-dan-o-ha-tinh-co-300-goc-cay-co-thu-thuoc-loai-go-quy-hiem-o-viet-nam-luon-tu-choi-ban-du-duoc-tra-gia-hang-ty-dong-8
Ho-dan-o-ha-tinh-co-300-goc-cay-co-thu-thuoc-loai-go-quy-hiem-o-viet-nam-luon-tu-choi-ban-du-duoc-tra-gia-hang-ty-dong-9

Để có thể tìm được cánh rừng còn nhiều cây gỗ lim nhưng nhà ông Sơn là điều không hề dễ dàng. Vậy nên cánh rừng không chỉ là niềm tự hào của gia đình ông Sơn mà còn cả thôn xóm.

Ông Sơn cho biết, suốt những năm qua đã có rất nhiều người đến gạ hỏi mua gỗ, nhất là gỗ lim với số tiền rất lớn, lên đến hàng tỷ đồng nhưng ông đều lắc đầu. Bởi ông nghĩ rằng:“Chặt bán thì dễ nhưng để trồng và bảo vệ, tạo nên một cánh rừng như thế này thì rất khó. Khi sức khỏe yếu đi, tôi muốn các con của mình sẽ tiếp tục thay tôi chăm sóc, bảo vệ và trồng thêm cây trên cánh rừng này”.

Nói về quá trình hàng chục năm bảo vệ 27 ha rừng của ông Sơn, ông Trần Văn Hải- Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 cho biết:“Không chỉ riêng hộ của ông Trần Văn Sơn mà ở thôn Khe Năm có nhiều hộ dân thực hiện công tác bảo vệ rừng rất tốt. Người dân họ vừa lấy ngắn nuôi dài, vừa bảo vệ môi trường. Riêng rừng lim của gia đình ông Sơn này nguyên sinh cũng có và tái sinh, do người dân trồng thêm cũng có”.

Cũng nhờ có những cánh rừng như của ông Sơn nên chất lượng không khí ở địa phương rất tốt. Hơn nữa, cánh rừng cũng là môi trường lý tưởng cho các loài động vật sinh sống. Đến mùa, ong đến làm tổ ở những cánh rừng mang lại thêm nguồn thu nhập cho bà con.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm