Ngoài khơi Ấn Độ Dương, một mảnh vỏ Trái Đất đang vỡ đôi
Bí ẩn sinh vật kinh dị thống trị "siêu lục địa mất tích" của Trái Đất / Choáng váng hành tinh thủy cung sống được, "chung nhà" với Trái Đất
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà địa chất biển Aurélie Coudurier-Curveur của Viện Vật lý trái đất Paris (Pháp) đã xác định được sự vỡ đôi chậm chạp của một mảng kiến tạo ngoài khơi Ấn Độ Dương. Mảng kiến tạo là một phần của vỏ Trái Đất, có thể xem như một mảnh vỏ lớn trong cấu trúc phức tạp nhiều tầng lớp của vỏ trái đất; tất cả các châu lục và đại dương đều ngự trị trên các mảng kiến tạo. Chúng liên tục di chuyển, thay đổi theo lịch sử Trái Đất và là thành phần quan trọng tạo nên một hành tinh có sự sống.
Hình ảnh cho thấy vết nứt đôi của mảng kiến tạo mà phần lớn Ấn Độ Dương đang ngự trị - Ảnh minh họa từ Internet
Các nhà khoa học bắt đầu nghi ngờ về hiện tượng dị thường từ một trận động đất mạnh 8,4 độ ricter ngày 11-4-2012, xảy ra bên dưới Ấn Độ Dương, gần Indonesia. Vị trí trận động đất đại dương này vô cùng đặc biệt: Nó không xảy ra ở một khu vực hút chìm, tức nơi 1 mảng kiến tạo trượt xuống dưới 1 mảng khác, hoạt động bình thường trong kiến tạo mảng, mà xảy ra ở giữa một mảng kiến tạo.
Cùng với nhiều manh mối địa chất khác, trận động đất đã dẫn đến vết nứt giữa mảng kiến tạo Ấn Độ-Úc-Capricorn, là mảng kiến tạo nơi phần lớn Ấn Độ Dương đang ngự trị. Theo các tác giả, nó đang xảy ra với "tốc độ ốc sên": 2 mảnh của mảng kiến tạo đã thực sự nứt vỡ làm đôi, nhưng đang dịch chuyển ra xa nhau chỉ 1,7 mm mỗi năm. Vậy trong vòng 1 triệu năm sau, chúng mới tách rời nhau ở khoảng cách 1,7 km.
Thay đổi này cũng liên kết với một thứ gì đó biến dạng tận sâu dưới lòng đất, trong khu vực gọi là Lưu vực Warton. Biến dạng sâu này ảnh hưởng đến các mảng kiến tạo bên trên, cụ thể là làm một mảnh vỏ Trái Đất lâu đời như mảng kiến tạo Ấn Độ-Úc-Capricorn cũng phải vỡ đôi.
Đây không phải là mảnh vỏ duy nhất đang bị nứt vỡ trên Trái Đất. Một điểm đứt gãy khác đang xảy ra bên dưới Biển Chết với tốc độ rời nhau là 0,4 cm mỗi năm. Khe nứt ở San Andreas Fault ở California (Mỹ) thì đang rộng ra tới 1,8 cm mỗi năm.
Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên Geophysical Research Letters này, chúng ta không có gì phải lo lắng. Các mảng kiến tạo của vỏ trái đất đã liên tục được hình thành và nứt vỡ trong lịch sử lâu đời của hành tinh. Kiến tạo mảng là phần quan trọng của một hành tinh đang sống, nó giúp mọi thứ trên đó liên tục được vận hành và tái tạo. Trong buổi sơ khai, kiến tạo mảng cũng góp phần lớn để Trái Đất dần biến đổi thành một hành tinh có thể ở được, nuôi dưỡng sự sống phát triển và tiến hóa. Kiến tạo mảng cũng là nguyên nhân khiến trái đất nhiều lần "biến hình": Đất đai gộp thành siêu lục địa, rồi lại phân tách thành nhiều châu lục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
‘Quái vật’ ngỡ tuyệt chủng 100 năm bỗng 'hồi sinh' kỳ lạ, vẻ ngoài khiến ai nhìn cũng bất ngờ
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách