Ngôi chùa hàng trăm tuổi gắn liền với chiếc giếng thiêng ít người biết ở Huế
Chiêm ngưỡng hàng trăm món đồ cổ ở khu chợ 'có 1 không 2' tại thành phố Vinh / Cận cảnh khách sạn đoàn tàu siêu tốc “mọc lên” giữa núi rừng Tây Bắc
Là vùng đất của những công trình kiến trúc cổ từ nhiều thế kỷ trước, có thể nói dọc khắp các con phố, ngõ hẻm ở Huế đều có những địa điểm mang đậm giá trị thời gian và văn hóa, cùng với đó là gắn liền nhiều câu chuyện xưa thú vị.
Một trong những nơi ít được nhắc đến nhưng không kém phần uy nghi, trầm mặc, gợi nhớ về hình ảnh của đất nước trong những năm tháng phong kiến, đó chính là chùa Báo Quốc. Ngôi chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long nằm ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế.
Chùa Báo Quốc bao phủ bởi những hàng cây xanh nằm ở đồi Hàm Long. (Ảnh: Trần Đình Đức Hiếu)
Chùa Báo Quốc xuất phát điểm là một am thảo được khai sơn vào cuối thế kỷ XVII, sau được xây dựng thành chùa lấy tên theo ngọn núi ở nơi đây, được đặt là Hàm Long Thiên Thọ Tự (gọi tắt là chùa Hàm Long).
Đến năm 1747, ngôi chùa được chúa Nguyễn Phúc Khoát mở rộng quy mô và ban tên là Báo Quốc Tự. Sau những thăng trầm cùng năm tháng lịch sử, chùa được tái thiết, cải tổ nhiều lần và cuối cùng giữ được hiện trạng như ngày nay.
Ngôi chùa có lịch sử hình thành cách đây 4 thế kỷ. (Ảnh: phatviet)
Đây là ngôi chùa thuộc hệ Bắc tông với diện tích khuôn viên rộng khoảng 2ha. Điểm gây ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đây chính là dãy bậc thang cao dẫn đến cổng Tam Quan đồ sộ, được phủ màu rêu phong.
Bậc thang phủ đầy rêu dẫn đến cổng Tam Quan. (Ảnh: iryota_gram)
Ngay từ cánh cổng, du khách đã có thể cảm nhận được sự cổ kính toát lên trong từng mái ngói, bệ gạch. (Ảnh: genevieve_fields)
Bước qua chiếc cổng cổ kính, hiện ra trước mắt là một khuôn viên tĩnh lặng với vườn cây xanh mát bao quanh. Các công trình chánh điện, tòa nhà khách và tăng xá tạo thành một dãy nhà khép kín hình vuông, lẩn khuất sau những hàng cây cổ thụ trăm tuổi càng tăng thêm màu sắc cổ xưa, giúp nơi đây như tách biệt với thế giới hiện đại bên ngoài.
Khuôn viên bên trong chùa mang vẻ thanh tịnh, nghiêm trang. (Ảnh: iryota_gram)
Vườn cây cổ thụ và các tòa tháp lâu năm trong chùa. (Ảnh: timtam_break)
Một không gian hoài cổ như đưa du khách ngược dòng thời gian trở về với những năm tháng của thế kỷ trước. (Ảnh: genevieve_fields)
Bên cạnh cảnh sắc hữu tình, hoài cổ của vườn cây quý, chùa Báo Quốc còn thu hút khách tham quan về chiếc giếng Hàm Long mang dấu ấn lịch sử.
Theo đó, chiếc giếng được cho là xuất hiện từ những năm 1674, mạch nước theo lỗ đá phun ra như vòi rồng, trong và rất thơm, ngọt. Nước giếng sau này trở thành một chiếc giếng thiêng, giếng cấm vì chỉ được tiến dâng cho các Chúa, dân thường không được phép sử dụng.
Giếng Hàm Long nằm ngay dưới chân đồi Hàm Long. (Ảnh: phatviet)
Cùng với năm tháng, chùa Báo Quốc vẫn tồn tại vững chãi không chỉ là nơi tu tập tâm linh mà còn trở thành một thắng cảnh lưu giữ những giá trị của văn hóa và lịch sử. Không quá nguy nga, đồ sộ nhưng kiến trúc và không gian tĩnh mặc, hoài cổ của ngôi chùa vẫn đủ sức lôi cuốn để trở thành một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Huế, đặc biệt là với những ai yêu thích khám phá những di tích cổ ở đất cố đô.
Chùa Báo Quốc là địa điểm lý tưởng để tìm về chút hoài niệm xưa trong không gian đậm chất trầm mặc, cổ kính. (Ảnh: hung.nguyen.dinh128).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?