Khám phá

Ngôi chùa lớn nhất thế giới ở tỉnh nào Việt Nam?

Không chỉ được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thế giới, nó còn được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”, vậy bạn đã biết đây là ngôi chùa nào và nằm ở địa danh nào của Việt Nam chưa.

Danh tính chị gái của Tôn Ngộ Không 2 lần xuất hiện trong Tây Du Ký, Bồ Tát phải kính nể: Xem nhiều chưa chắc đã biết! / Con trăn đắt nhất thế giới với thân màu xanh chói lóa, giá trị ngang ngửa một chiếc xe thể thao hạng sang

>> Xem thêm:Ai là người cao nhất thế giới?

Chùa Tam Chúc được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại. Nằm cách Hà Nội khoảng 70 km, ngôi chùa này rộng 144 ha trong tổng diện tích 5.100 ha của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc. Đây là điểm du lịch có quy mô lớn, kết hợp giữa du lịch tâm linh, sinh thái và nghỉ dưỡng.

Cùng với chùa Hương (Hà Nội) và chùa Bái Đính (Ninh Bình), ba ngôi chùa này liên kết với nhau trở thành trục du lịch tâm linh lớn bậc nhất Việt Nam, thu hút đông du khách thập phương về thăm quan, thưởng lãm. Bao quanh chùa là những dãy núi đá vôi và rừng tự nhiên. Lưng chùa tựa núi Thất Tinh, mặt hướng hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ tạo nên cảnh quan vô cùng hùng vĩ và thanh bình.

>> Xem thêm: Thác nước lớn nhất Việt Nam nằm ở đâu?

chua-tam-chuc-1-ngoisaovn-w1350-h744 4

>> Xem thêm: Ngôi làng không đàn ông ở châu Phi

chua-tam-chuc-2-ngoisaovn-w900-h600 3

Chùa Tam Chúc

>> Xem thêm: Sự thật về các quốc gia kỳ lạ nhất trên thế giới: Có đất nước nằm trên cả 4 bán cầu

Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua vườn Cột Kinh. Đây là vườn lớn với 32 cột kinh Phật, được phục dựng theo phiên bản cột kinh Phật tại chùa Nhất Trụ, một bảo vật quốc gia ở Hoa Lư, Ninh Bình. Những cột kinh ở chùa Tam Chúc được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, được thiết kế kiểu đài sen - nụ sen với phần thân trụ hình lục giác, điêu khắc tỉ mỉ các lời dạy của Đức Phật.

Ngôi chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh cách đây khoảng 1.000 năm. Chính bởi vị trí đặc biệt được bao bọc bởi hồ Tam Chúc phía trước và dãy núi Thất Tinh phía sau, nên ngôi chùa gắn liền sự tích “Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh”.

>> Xem thêm: Bí ẩn cái chết của em gái Tôn Quyền

chua-tam-chuc-3-ngoisaovn-w800-h500 2


chua-tam-chuc-4-ngoisaovn-w1350-h771 1

Hàng năm thu hút rất nhiều khách thập phương ghé thăm

 

Tương truyền, khi xưa có 7 ngôi sao sáng trên 7 ngọn núi ở vùng Tam Chúc, hiện thân của 7 nàng tiên nữ giáng trần ngao du. Vì quá si mê cảnh đẹp nơi chốn sơn thủy hữu tình, các nàng mải chơi không về. Thế nên, nhà trời đã cử người mang binh khí là quả chuông xuống để gọi các nàng về 6 lần, nhưng lần nào cũng vô ích. 6 hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ được ví như là 6 quả chuông nhà trời để lại, tức là Lục Nhạc; còn 7 ngọn núi kia là Thất Tinh.

Sau đó, một số người đã đến núi Thất Tinh để đục đẽo, đốt lửa, hòng lấy đi 7 ngôi sao ấy. Tuy nhiên, lửa lớn đã khiến 4 ngôi sao bị mờ dần đi, và chỉ còn lại 3 ngôi sao. Ngôi chùa Thất Tinh trong làng Tam Chúc từ đó có tên là chùa Ba Sao, và thị trấn Ba Sao cũng được đặt tên theo tích ấy.

chua-tam-chuc-5-ngoisaovn-w1920-h1080 0

Điện Quan Âm là nơi thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Ở đây có khoảng sân vô cùng rộng, không gian thoáng đãng, tĩnh mịch, có tầm nhìn hướng ra vườn cột kinh. Điểm đến tiếp theo trên trục thần đạo chùa Tam Chúc là điện Tam Thế. Nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển, ngôi điện có 3 tầng mái cong, được xây theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng của Việt Nam. Đây cũng là tòa đại điện lớn nhất, đủ chỗ cho 5.000 Phật tử hành lễ cùng lúc. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn - chốn bồng lai tiên cảnh.

Chùa Tam Chúc thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận… là các vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam.

 

chua-tam-chuc-6-ngoisaovn-w800-h500 0

Chùa Tam Chúc cũng được vinh dự đón nhận cây Bồ Đề quý do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng. Đây là cây bồ đề được chiết từ "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura - Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya - Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) và phái Công chúa Sanghamitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka.

>> Xem thêm: Rùng mình bộ tộc ăn thịt người để trừng phạt, chỉ chừa 1 bộ phận không bao giờ chạm vào

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm