Khám phá

Ngôi đền được cho là ‘tác phẩm của người ngoài Trái đất’ bởi cách xây dựng bí ẩn

Đến nay, người ta vẫn không thể lý giải tại sao con người có thể xây dựng một đại công trình từ một khối đá duy nhất như Kailasa.

Khám phá 8 địa điểm bỏ hoang bị đồn có ma trên thế giới / Bạn có dám đến khu chợ bùa ngải lớn nhất trên thế giới?

Đền Kailasa ở Maharashtra, Ấn Độ là công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất thế giới được chạm khắc hoàn toàn thủ công từ một tảng đá duy nhất. Đây được đánh giá là một trong những công trình đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử kiến trúc.

>> Xem thêm: Tại sao con người có thể nhận ra bản thân mình trong gương, nhưng hầu hết các loài động vật trên hành tinh của chúng ta lại không?

(Ảnh: Twitter)

Ngôi đền Kailasa nằm ở phía Tây Maharashtra, Ấn Độ được biết đến là công trình thứ 16 trong tổng số 24 ngôi đền và tu viện trong hang động Ellora. Đây là quần thể bao gồm các di tích có niên đại từ 600 đến 1.000 năm Sau công nguyên, trong đó ngôi đền Kaisala làm từ đá cự thạch nằm sâu trong lòng đất có lẽ là di tích được nhiều người biết đến nhất.

>> Xem thêm: 'Bò sắt Hoàng Hà' được khai quật nhiều năm nhưng vẫn nằm phơi nắng bên bờ sông, chuyên gia thú nhận: Chúng tôi không dám!

Mang phong cách kiến trúc Dravidian, đền Kailasa có chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ. Tổng thể ngôi đền cao khoảng 3 tầng, với một sân đền có hình móng ngựa cùng một tháp Gopuram ở lối vào. Trước chính điện là tượng con bò Nandi – vật cưỡi của thần Shiva. Những bức chạm khắc khổng lồ trên đá ở đây mô tả các vị thần Hindu.

(Ảnh: Daily Geek Show)

 

(Ảnh: Mystery of India)

Điều khiến cho ngôi đền Kailasa trở nên nổi tiếng nằm ở toàn bộ công trình khổng lồ này được tạo ra bởi quá trình tạc một khối đá duy nhất ẩn trong lòng đất. Theo ghi chép, kỹ thuật dùng để xây dựng nơi này được gọi là “khắc từ đá tảng”.

Theo các nhà khảo cổ học, để hoàn thành được công trình này, đã có hơn 400.000 tấn đất đá được đẽo gọt và vận chuyển đi nơi khác. Rất có thể những người cổ đại với những công cụ lao động thô sơ đã phải mất tới hàng thế kỷ mới có thể hoàn thành được công trình vĩ đại này.

>> Xem thêm: Con ở trong phòng một mình nhưng lại có tiếng cười rất to, mẹ vội vàng chạy vào kiểm tra, bất ngờ vì cảnh tượng trước mắt

 

(Ảnh: Twitter)

Người ta vẫn chưa thể lý giải được làm cách nào mà người cổ đại có thể tách được những tảng đá khổng lồ ra khỏi ngọn núi đá cao hơn 30 mét với một tỉ lệ hoàn hảo đến vậy. Họ đã dùng công nghệ gì để xây dựng, mà đến thế kỷ 21 chúng ta vẫn không lý giải được?

>> Xem thêm: Xác sinh vật khổng lồ dạt vào bờ biển, quan sát kỹ, những người có mặt không khỏi rùng mình vì một bộ phận trên thân con vật

 

(Ảnh: Lonesome Road)

(Ảnh: Teahub)

Các số liệu khảo sát đã chỉ ra, những người thợ cần loại bỏ 200.000 tấn đá để tạo nên công trình này theo cách đào dọc từ trên xuống. Nhiều nhà khảo cổ đã đưa ra giả thuyết công trình hoàn thiện trong 20 năm theo phương pháp thủ công. Nếu vậy, các công nhân đã phải làm việc liên tục 12 giờ mỗi ngày, phải xử lý 60 tấn đá tương ứng với 5 tấn mỗi giờ. Vì vậy, không ít người tin rằng công trình đền Kailasa này, cùng với Kim tự tháp Ginza, là những tác phẩm của người ngoài hành tinh trên Trái Đất.

 

(Ảnh: My Modern Met)

Đến nay, người ta chưa thể tìm thấy bất cứ tài liệu nào về người đã xây dựng ngôi đền Kailasa. Dù vậy, các học giả thường gắn nó với vua Rashtrakuta Krishna I, trị vì từ khoảng năm 756 đến năm 773 Sau Công nguyên.

(Ảnh: Pixel)

 

Không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, đền Kailasa cũng là nơi lưu giữ hàng nghìn tác phẩm điêu khắc, bản vẽ và chữ khắc thể hiện sự phong phú về mặt nghệ thuật và triết học của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Trong đó có phiến đá khắc lại nội dung của thiên sử thi hùng tráng Ramayana. Ước tính ngày nay vẫn còn khoảng 32 triệu chi tiết chạm khắc tiếng Phạn tại đây vẫn chưa được dịch.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm