Ngôi làng 2.500 tuổi trên đỉnh núi Italia khiến khách du lịch ngỡ ở trên mây
Chuột biến đổi gene biết... dò mìn / Lý giải cái chết 12 đời hoàng đế Mãn Thanh
Một ngôi làng tí hon mang dáng dấp kiến trúc của thời Trung cổ nằm cheo leo trên đỉnh của một ngọn núi lửa đang được đề xuất công nhận là Di sản Thế giới.
Ngôi làng cổ mang tên Civita di Bagnoregio được hình thành từ cách đây 2.500 năm đang được Ủy ban UNESCO quốc gia Italia xúc tiến lập hồ sơ để đề xuất công nhận danh hiệu Di sản Thế giới.
Ngôi làng Civita di Bagnoregio nằm trên đỉnh ngọn núi ở phía Bắc của thành phố Rome. Ảnh: Getty |
Ngôi làng nhỏ với dân số chính thức không quá 10 người này tọa lạc ngay trên một phiến đá lớn nằm trên đỉnh núi và được bao quanh bởi những hẻm núi sâu hun hút. Để đến được nơi đây, người ta không có cách nào khác ngoài việc cuốc bộ băng qua một chiếc cầu gỗ nhỏ xuyên qua thung lũng hẹp có độ cao đến chóng mặt.
Du khách chỉ có thể đến ngôi làng bằng cách đi bộ băng qua cây cầu gỗ. Ảnh: Viaggiare Oltre. |
Cách đây hàng chục năm, ngôi làng này rơi vào tình trạng bị bỏ quên khỏi sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước bởi sự hẻo lánh và "lạc hậu" của nó. Thế nhưng gần đây, nó đang trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút trung bình 600.000 khách du lịch viếng thăm mỗi năm. Số lượng du khách tìm đến đây ngày càng tăng sau cuộc viếng thăm của Giáo hoàng Benedict XVI vào mùa thu năm 2009.
Nhiều người đến đây chỉ vì họ tin rằng, ngôi làng đặc biệt này chính là hình ảnh được tái hiện trong bộ phim “Laputa: Lâu đài trên không” của đạo diễn người Nhật Hayao Miyazaki đoạt giải Animage Anime Grand Prix năm 1986.
Khung cảnh huyền ảo của ngôi làng trong mây. Ảnh: Eventi. |
Vào mỗi buổi sáng sớm, sương mù bao phủ quanh đỉnh núi khiến ngôi làng Civita di Bagnoregio như đang trôi bồng bềnh trong mây ngay giữa không trung.
Ông Luca Profili, vị thị trưởng của ngôi làng cho biết, hồ sơ đệ trình lênUNESCOtừ cách đây 6 năm và mọi người mong đợi sẽ sớm được công nhận trong năm nay hoặc chậm nhất là sang năm.
Ngôi làng hiện đang đối mặt với nguy cơ bị "xóa sổ" do sạt lở. Ảnh: Telegraph. |
Nếu được công nhận làDi sản Thế giớithì ngôi làng sẽ được cấp ngân sách để khắc phục tình trạng xói mòn và lở đá ngay nơi ngôi làng đang tọa lạc. Chưa kể các cơn động đất thỉnh thoảng xảy ra khiến ngôi làng độc đáo này được gọi tên là “Ngôi làng đang chết”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào