Ngôi làng bị bỏ hoang vì máy bay lượn trên đầu cả ngày
8 bí ẩn lớn trong lịch sử loài người hiện chưa tìm được lời giải / Hóa ra tàu lượn, chữ nổi, xe đạp hay băng vệ sinh đều được phát minh ra nhờ vào những lý do vô cùng "đặc biệt"
Làng Goussainville mang vẻ đẹp bí ẩn dù đã bị bỏ hoang nhiều năm. Trước đây, nơi này từng có 144 hộ gia đình sinh sống.
Năm 1973 đánh dấu cuộc "di cư" của những người làng Goussainville khi sân bay Charles de Gaulle được xây dựng cách đó không xa.
"Bất chấp sự mục nát theo thời gian, những ngôi nhà vẫn thật lộng lẫy", Megan Willett-Wei, cây viết của Insider bình luận. Trong ảnh, những góc nhỏ nên thơ trong ngôi làng bị lãng quên.
Họ phải rời đi do việc xây dựng sân bay gần đó. Tiếng ồn của máy bay lượn mỗi ngày trên đầu khiến không ai chịu nổi.
Tuy nhiên, số ít người như Pierre Murillo, 82 tuổi, nhất quyết không chịu rời đi bất chấp những tiếng ồn luôn luôn thường trực trên đầu.
Nơi này giờ hoang vu như một thị trấn ma.
Một lý do khác khiến người làng Goussainville "bỏ chạy" là vụ rơi máy bay Tupolev Tu-144 năm 1973. Vụ tai nạn khiến 6 người trên máy bay và 4 người làng Goussainville thiệt mạng.
Một người làng rung chiếc chuông bên trong nhà thờ.
Nhà thờ Eglise St. Pierre et St. Paul là tòa nhà hiếm hoi còn nguyên vẹn bởi nơi này được công nhận là Di tích Lịch sử. Nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 14.
Khung cảnh tan hoang bên trong căn nhà đã vô chủ từ lâu.
Ổ khóa được cài chốt cẩn thận từ ngày chủ nhà rời đi. "Có lẽ, họ định quay lại một ngày nào đó", tờ Insider bình luận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'