Ngôi làng đá nguyên thuỷ 700 năm ở Trung Quốc ít người biết đến
Bí ẩn chưa có lời giải về ngôi làng không có muỗi suốt hàng trăm năm / Chuyện khó tin cả ngôi làng làm nhà sống trong tảng đá
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, những ngôi làng cổ ở đây không chỉ có bề dày lịch sử và di sản văn hóa sâu sắc, mà còn có những đặc điểm nổi bật chẳng hạn như “Làng Từ Gia Sơn”. Bởi vì hầu hết các ngôi nhà ở đây đều làm bằng đá nên nơi này còn gọi là “làng đá”.
Làng Từ Gia Sơn nằm ở vùng núi phía tây nam của thị trấn Trà Viên, huyện Ninh Hải, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Ngôi làng cổ này là điểm thu hút khách du lịch cấp quốc gia, thuộc top 100 ngôi làng cổ đẹp nhất Trung Quốc.
Ngay từ cái tên cũng có thể thấy đây là một ngôi làng miền núi điển hình. Người dân tận dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản địa phương như đá bazan để xây dựng nhà cửa, cầu, giếng, đường xá… Cho đến ngày nay, các công trình bằng đá bằng vẫn còn giữ nguyên vẹn.
Lịch sử của làng Từ Gia Sơn có thể bắt nguồn từ thời nhà Minh, có lịch sử lâu đời hơn 700 năm. Trải qua hàng trăm năm thăng trầm, những ngôi nhà đá ở đây vẫn được bảo tồn rất tốt.
Tản bộ trong làng Từ Gia Sơn, nhìn những con đường, bức tường và những ngôi nhà bằng đá trước mặt, du khách có cảm giác rất hoài niệm. Với những người sinh ra ở thành phố, nơi đây thực sự là một vùng đất kỳ lạ và hiếm có.
Trong hàng trăm năm, đá bazan cũng đã thay đổi, từ màu xanh xám ban đầu chuyển sang màu đồng, khiến cả ngôi làng trông bớt nặng nề. Mặc dù cảnh sắc nơi đây rất đẹp nhưng không có nhiều khách du lịch tìm đến, có lẽ nguyên nhân phần lớn là do vị thế xa xôi của nó. Nếu có cơ hội đến đây, bạn nên ở lại 2 ngày để tận hưởng cuộc sống nguyên sơ miền núi.
Giống như nhiều ngôi làng miền núi, phần lớn người dân sinh sống là người già và trẻ em, người trẻ thường đi làm ăn xa. Tuy nhiên, với lượng khách du lịch đến ngày càng tăng nhờ internet, nhiều người xa xứ cũng bắt đầu tìm về quê, mở cửa hàng phục vụ du khách.
Làng Từ Gia Sơn từng là nơi sống rất thịnh vượng, thời đó có con đường kinh doanh từ Tương Sơn đến Ninh Hải, thương nhân nam bắc tụ hội, điều này đương nhiên thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Ngày nay con đường kinh doanh cổ xưa này vẫn còn nhưng đã bị bỏ hoang từ lâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ