Ngôi làng giữa hai đất nước, biên giới được lát bằng ngọc bích
Dòng suối đẹp nhất Cao Bằng khoác màu ngọc bích huyền bí như tiên cảnh / Làng chài Cửa Vạn 'sánh vai' cùng những ngôi làng đẹp nhất trên thế giới
Thụy Lệ là một thành phố nhỏ hẻo lánh ở tỉnh Giang Nam, Trung Quốc. Nơi này không phải là một khu vực phát triển về kinh tế, nhưng lại được nhiều người biết tới bởi nó là một thành phố “quốc tế”.
>> Xem thêm: Thành phố ‘sinh ra’ Harry Potter đẹp ma mị với vẻ cổ kính hệt như thời trung cổ
Sở dĩ nói như vậy là do vị trí địa lý của nơi này rất đặc biệt. Khi mở bản đồ Trung Quốc ra, bạn sẽ không khó nhận ra rằng, Thụy Lệ nằm ở biên giới phía tây nam, 3/4 diện tích đã tiếp giáp với Myanmar.
Đường biên giới của nơi này với Myanmar kéo dài 170km, có 10 cửa khẩu, giao thông được quản lý rất nghiêm ngặt.
>> Xem thêm: 10 điều đáng kinh ngạc về đất nước có biệt danh "đảo râu dài"
Thụy Lệ là một thành phố nghìn năm tuổi, di sản văn hóa ở đây rất đa dạng. Khi đến nơi này, bạn sẽ cảm nhận được những thăng trầm lịch sử rất rõ rệt.
Điều ấn tượng nhất ở đây có lẽ là phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những cánh rừng bạt ngàn, thảm thực vật phong phú, nên nó còn được mệnh danh là “công viên rừng tự nhiên” hay “vương quốc muôn loài”.
>> Xem thêm: Trải nghiệm cực độc dành cho dân mạo hiểm: Bơi giữa hồ Sứa tồn tại từ kỷ băng hà
Thành phố Thụy Lệ có một cảng nội địa lớn nhất phía tây nam, cũng là nơi phân phối đồ trang sức nổi tiếng khắp Trung Quốc và thậm chí là cả Đông Nam Á.
Nơi này cũng là một trong những thành phố du lịch, thu hút nhiều người tới tham quan với nền văn hóa dân tộc độc đáo và phong tục kỳ lạ.
>> Xem thêm: 6 trải nghiệm dành cho ‘những kẻ mộng mơ’ chỉ có ở Italia
Mọi người thường tìm đến Thụy Lệ bởi nơi này có đường biên giới Trung Quốc và Myanmar vô cùng đặc biệt.
Địa điểm này rất nổi tiếng và thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến mỗi năm.
Vì Thụy Lệ nằm giữa 2 quốc gia nên nơi này có sự giao thoa giữa phong tục địa phương và kỳ quan địa lý.
Người dân 2 bên sống với nhau rất chan hòa, cùng uống chung một cái giếng, cùng đi cấy, đi chợ, người ta thậm chí còn là họ hàng của nhau.
Một số du khách đến đây sau khi đi dạo một vòng đã đặt chân tới Myanmar lúc nào không hay.
Chính vì vậy mà người ta nói với nhau rằng “một bước tới 2 nước” quả thật không sai chút nào.
Ảnh chụp về đường biên giới của nơi này đã thu hút rất nhiều du khách tò mò tìm tới trải nghiệm.
Bên cạnh đó, đường biên giới ở nơi đây rất độc đáo, nó được lát bằng 5.068 viên ngọc bích, được xây dựng để kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Myanmar vào ngày 8/6/1950.
Đường biên giới này dài 423m, gạch lát nền màu vàng được đặt ở Trung Quốc tượng trưng cho sự rộng rãi và khoan dung, gạch lát nền màu trắng đặt ở Myanmar, tượng trưng cho sự đơn giản và mộc mạc.
Người ta gọi đùa đây là "đường biên giới đắt nhất thế giới".
Ở Thụy Lệ còn có một con phố thương mại kéo dài 1km, là địa điểm mà người dân địa phương buôn bán cho khách nước ngoài.
Khu chợ phồn hoa này bày bán rất nhiều mặt hàng đa dạng, chủ yếu là đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, đặc biệt là các loại ngọc và đồ trang sức.
Ngoài ra, Thụy Lệ còn là thiên đường ẩm thực, bạn có thể tìm thấy rất nhiều món ăn hấp dẫn được bày bán khắp nơi, chẳng hạn như các món ăn truyền thống của tỉnh Vân Nam, món ăn nhẹ của Myanmar và vô số các loại trái cây nhiệt đới.
Du khách đến đây cảm thấy rất thích thú trước phong cảnh tuyệt đẹp và ẩm thực đa dạng. Đặc biệt, tất cả mọi người đều không quên check-in đường biên giới ngọc bích nổi tiếng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?