Khám phá

Ngôi làng ở Trung Quốc có tới 293 học sĩ đỗ đạt cao trong vòng 600 năm, tất cả là nhờ địa thế đặc biệt?

Ngôi làng được mệnh danh là 'đệ nhất kỳ thôn' từng được Lưu Bá Ôn đích thân cải tạo theo bố cục Bát Quái độc đáo.

Ngôi làng yên bình mang vẻ rực rỡ như buổi chiều tà nhưng ẩn chứa sự thật tàn độc nhiều năm chưa gột rửa hết được / Cuộc đụng độ giữa người dân ở ngôi làng Nam Mỹ với người ngoài hành tinh: Sự thật hay hư cấu?

Một ngôi làng ở Trung Quốc có bố cục hình Bát Quái cực kì độc đáo tên là Làng Thái Cực tinh tượng Du Nguyên. Nằm ở huyện Vũ Nghĩa, thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, ngôi làng được gọi là "đệ nhất kỳ thôn" vì bố cục có "1-0-2" do công thần khai quốc của nhà Minh - Lưu Bá Ôn - tự tay sắp xếp, cải tạo, từ đó sản sinh ra vô số nhân tài, trở thành vùng đất “địa linh nhân kiệt” hiếm có của Trung Quốc.

Bố cục làng hình Bát quái

Làng Thái Cực tinh tượng Du Nguyên có một dòng suối uốn lượn chính giữa, phân ngôi làng thành 2 phần giống như 2 cực âm dương trong Thái cực đồ có đường kính khoảng 320 mét và diện tích khoảng 120 mẫu. Tương truyền, vào năm 1349, Lưu Bá Ôn đã ghé thăm làng Du Nguyên. Vốn là người thần cơ diệu toán, sau khi thăm nom kĩ càng, ông đã bắt tay vào thiết kế, trong đó đặc biệt lưu ý đến dòng suối chảy ở giữa, sai người thay đổi dòng chảy của nó thành hình chữ S để giảm vận tốc dòng chảy, từ đó hình thành lên bố cục Bát quái độc nhất vô nhị. Chưa kể, vị trí Thái cực đồ ở phía bắc đã tạo ra "đập khí" vừa ngăn chặn không khí lạnh từ phía Bắc tràn vào làng, vừa giữ các dòng khí tốt lành ở nơi đây không bị thoát ra ngoài. Nghiên cứu kĩ hơn, người ra càng kinh ngạc về tài năng của Lưu Bá Ôn khi ông cho xây 28 khu phức hợp tòa nhà cổ trong làng bố trí theo hình Bát quái, tương ứng 28 chòm sao trong tinh tượng.

Tranh chân dung Lưu Bá Ôn

Với tâm huyết và sự tỉ mỉ của Lưu Bá Ôn, ngôi làng Thái Cực tinh tượng Du Nguyên sau này đã phát triển không ngừng. So với 200 năm đầu thành lập liên tiếp gặp thiên tai lũ lụt thì kể từ lúc được cải tạo, người dân đã được hưởng thời tiết mưa thuận gió hòa, đời sống đi lên trông thấy. Đáng chú ý, theo tài liệu làng lưu trữ thì chỉ tính riêng triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nơi đây đã có 293 học sĩ đỗ đạt cao trong các kỳ thi của triều đình, trong đó nhiều người còn đảm nhận các chức vụ quan trọng trong bộ máy cấp cao. Đặc biệt, con cháu họ Du đa số đều trở thành nhà thư pháp, nhà thơ, họa sĩ và đại phu nổi tiếng.

Quang cảnh tuyệt đẹp của làng Du Nguyên ngày nay

Giờ đây, làng Thái Cực tinh tượng Du Nguyên đã trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút khách thập phương đổ về thăm thú, khám phá. Làng có tới 1.072 ngôi nhà cổ bao gồm nhà thờ, đền chùa, quán xá, từ đường…, tổng diện tích khoảng 30.000m2. Với giá trị to lớn về văn hóa và lịch sử, làng Du Nguyên được ngợi ca là "làng cổ số 1 Trung Quốc".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm