Ngôi mộ cổ bị trộm đột nhập trên dưới 30 lần nhưng không một báu vật nào mất đi: Chủ mộ đã quá cao tay!
Ngôi mộ đế vương chôn theo 600 con chiến mã: Kiểm tra hộp sọ bất ngờ phát hiện phương pháp hiến tế tàn bạo / Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn lệnh cho 10.000 con ngựa giẫm lên mộ mình để chôn giấu bí mật gì?
Tỉnh Hà Nam, Trung Quốc là vùng đất thuộc đồng bằng miền Trung, từ thời cổ đại, nhà Hạ nổi lên ở đây, nhà Thương lập kinh đô ở đây và vô số nhân vật lịch sử và chiến công anh hùng lần lượt được lập ra ở đây.
Vào năm 2000, một ngôi mộ cổ được phát hiện ở Hà Nam, mọi người trong làng đều biết về sự tồn tại của ngôi mộ cổ này. Họ còn truyền tai nhau rằng trong ngôi mộ cổ này có một chiếc đỉnh bằng vàng ngọc rất lớn. Tin tức về chiếc đỉnh trong ngôi mộ cổ này đã thu hút rất nhiều kẻ trộm mộ đến đây.
Năm 2005, đoàn khảo cổ đến đây sau khi nghe tin và nhận định đây là lăng mộ của vua Chu thời Đông Chu. Người ta đã tìm thấy gần 30 hố được xác định là của bọn trộm. Tuy nhiên, hầu hết các báu vật trong lăng mộ đều không bị đánh cắp. Vậy nguyên nhân là gì?
Ban đầu, khi đoàn khảo cổ nhìn thấy ngôi mộ bị khoét rỗng, họ cảm thấy rất thất vọng. Người ta tìm thấy một số chai nước khoáng ở bên trong, ngoài ra còn có một túi bột mì, cho thấy bọn trộm mộ đã ghé qua cách đây không lâu.
Các nhà khảo cổ đã đào đến tận 5 mét nhưng toàn bộ là đất. Điều này khiến đoàn khảo cổ vô cùng thất vọng, các cuộc khai quật đã nhiều lần buộc phải dừng lại, bởi vì kết cấu bên trong cũng rất phức tạp.
Chủ mộ cao tay
Theo lời thú nhận của những tên trộm mộ bị bắt, chúng thấy trong lăng có rất nhiều đồ đồng, nhưng đột nhiên có một tảng đá lớn đè lên làm gãy hết ván gỗ đã dựng lên nên họ không dám vào.
Vì vậy, hắn đã rất tức giận và cho nổ tung ngôi mộ bằng thuốc nổ nhưng cát lún xuống rồi bít chặt cửa hang. Đây chính là một bãi cát lún!
Thì ra cát trong mộ còn ẩn chứa những tảng đá rất nên dù cho kẻ trộm mộ đào hang đến lớp cát này thì với sự hỗ trợ của cát, đá sẽ lập tức đổ sập xuống và lấp kín miệng hang. Không chỉ có vậy, bên trong lăng mộ còn có rất nhiều bẫy chống trộm, thậm chí nếu kẻ trộm mộ thoát khỏi bãi cát lún, hắn sẽ bị rơi vào một bẫy khác và bị chôn sống.
Rõ ràng là việc chống trộm của ngôi mộ này rất tốt, nếu không có các bẫy chống trộm thì các nhà khảo cổ học đã không thể khai quật ra nhiều bảo vật như vậy. Vì vậy có thể thấy rằng những kẻ trộm mộ của từng triều đại đều bỏ mạng bởi cái bẫy này.
Cuối cùng, sau hơn một năm nỗ lực không ngừng, các nhà khảo cổ học đã rất khó khăn mới tìm cách dọn dẹp tất cả cát lún mới có thể tiếp cận vào bên trong ngôi mộ.
Lối vào của lăng dài 25 m từ đông sang tây, 17m từ bắc xuống nam và sâu 18m. Nhờ lớp cát chảy sâu 13 mét, mà suốt 2000 năm những kẻ trộm mộ vẫn chưa thành công. Lăng mộ đã khai quật được hơn 1.000 di vật văn hóa quý giá. Trong số đó, có một số lượng lớn các đồ vật như bình bằng đồng, nhạc cụ, dụng cụ uống rượu, binh khí… Điều này thể hiện cuộc sống xa hoa của giới quý tộc và sự phân hóa giai cấp sâu sắc thời xưa.
Một thanh kiếm đồng và các vật phẩm của hoàng tử cũng được tìm thấy trong lăng mộ. Đây chính là bằng chứng chứng minh danh tính của chủ nhân ngôi mộ chính là hoàng tử của nước Sở (một nước chư hầu của nhà Chu , tồn tại thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo đến thời Hán - Sở).
Sự thông thái của người xưa quả là đáng khâm phục. Nếu không có lớp cát chống trộm này thì ngày nay chúng ta sẽ không thể nhìn thấy hơn 1.000 di vật văn hóa quý giá, cũng như không thể lấp đầy khoảng trống của dòng chảy lịch sử Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phong tục kỳ lạ của bộ tộc kiểm tra ‘trinh tiết’ nam giới bằng cách đi tiểu
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
CLIP: Bị 60 linh cẩu truy sát, sư tử phản đòn rồi nhận cái kết khó tin
Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam vẫn còn trữ lượng khổng lồ chưa được khai thác
Tìm hiểu đám cưới 'man rợ' của các bộ tộc châu Phi, cô dâu kêu cứu nhưng người nhà chỉ lạnh lùng nhìn